10 Nét Văn Hóa Làm Việc Giữa Nhật Bản Và Mỹ

Bên cạnh những tương đồng trong văn hóa doanh nghiệp, Mỹ và Nhật Bản còn đại diện cho hai phong cách đối lập nhau. Trong khi các doanh nghiệp Nhật coi trọng giá trị cộng đồng, thận trọng khi đưa ra quyết định hay dành sự ưu tiên hàng đầu cho công việc thì điều đó lại hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp Mỹ.

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai cường quốc kinh tế lớn hàng đầu thế giới này?

1.Thời gian cho những quyết định kinh doanh

Thông thường, những quyết định được các doanh nghiệp Mỹ được đưa ra nhanh chóng do đó có thể dẫn tới một vài sai lầm không đáng có. Trong khi đó các quyết định của các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đưa ra sau quá trình dài bàn bạc kĩ lưỡng, nhưng cũng vì đó mà có phần bảo thủ.

2. Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và nhóm

Vai trò cá nhân đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định vào mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên với người Nhật, thành công là do nỗ lực trách nhiệm của cả một nhóm người.

3.Lợi nhuận

Các doanh nghiệp Mỹ coi trọng lợi nhuận kinh tế và làm tất cả để thu được lợi nhuận đó. Người Nhật cũng chú trọng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó họ cũng suy xét tới chi phí cho quá trình tạo ra lợi nhuận đó.

4. Đầu tư mạo hiểm

Nếu bạn là đối tác của một doanh nghiệp Mỹ, họ sẵn sàng cam kết thỏa mãn những yêu cầu từ phía bạn, dù cho trên thực tế họ chỉ có thể thực hiện 50 – 70 % tròn số đó. Tuy nhiên khi đã bắt tay vào công việc, họ sẽ làm hết sức để hoàn thành 100%. Ngược lại, người Nhật sẽ không nói đồng ý với những gì họ không chắc và coi đó là văn hóa doanh nghiệp cần có.

5.Mâu thuẫn và đồng nhất

Bản thân là một quốc gia đa văn hóa, các doanh nghiệp Mỹ coi trọng sự đa dạng đó trong bản thân chính doanh nghiệp mình. Sự phân hóa về cách tư duy là điều không tránh khỏi, do đó họ không thể tiến hành mọi việc mà không định hướng từ đầu. Tuy nhiên một trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của Nhật là nói ít làm nhiều, mỗi người phải tự hiểu được hoàn cảnh của công ty và đôi khi phải làm việc mà không có trao đổi trước.

6.Thời gian họp mặt

Những cuộc họp hay gặp mặt ngắn và với ít người được người Mỹ cho rằng sẽ giúp họ dễ hợp tác hơn, trong khi người Nhật đánh giá cao vai trò các cuộc họp và dành nhiều thời gian cùng nhiều người để lấy sự đồng thuận.

7.Truyền thông với khách hàng

Với người Mỹ, liên hệ với khách hàng qua email và số điện thoại là nét văn hóa vốn có. Người Nhật tuy vậy lại thường ưu ái hơn cho những cuộc gặp gỡ khách hàng trực tiếp.

8.Phong cách làm việc

Các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản nhìn chung đều khá linh động trong phong cách làm việc. Doanh nghiệp Mỹ cho phép nhân viên làm việc tại nhà, ngay tại nơi làm việc họ cũng còn có những phỏng nghỉ giúp nhân viên có được sự yên tĩnh và thoải mái cần thiết.

Người Nhật hầu hết đều làm việc tại văn phòng. Các văn phòng này có mô hình gần giống như trường học và chú trọng vào sự nghiêm túc khi làm việc.

9.Chế độ đãi ngộ nhân viên

Công ty Mỹ giữ chân nhân viên bằng việc động viên họ mua cổ phiếu đầu tư cho công ty. Trong khi công ty Nhật khích lệ họ bằng những khoản tiền thưởng trực tiếp.

10.Đời sống cá nhân

Thời gian cho bản thân và gia đình được ưu tiên hàng đầu với người Mỹ. Họ luôn hướng tới sự cân bằng và cho đó là việc cần thiết. Trong khi với người Nhật, cuộc sống lại chính là công việc.

Với mỗi quốc gia, việc phát triển nền kinh tế dựa trên những nền tảng khác nhau đòi hỏi những “bí kíp” riêng và phù hợp.

Nguồn: Sưu tầm