Khi trí tuệ cảm xúc (EQ) lần đầu xuất hiện trước công chúng, nó được coi là mắt xích bị bỏ lỡ trong một phát hiện bất ngờ: những người với IQ trung bình lại thể hiện tốt hơn những người có IQ cao nhất trong 70% các trường hợp. Điều này đã liên tục làm lung lay kết luận rằng IQ là yếu tố duy nhất quyết định đến thành công.
Những cuộc nghiên cứu kéo dài hàng thập kỉ đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc là yếu tố thiết yếu để một người nổi trội hơn những người khác. Mối liên kết này rất chặt chẽ, tới 90% người thành công sở hữu trí thông minh cảm xúc cao.
“Rõ ràng trí tuệ cảm xúc hiếm hoi hơn trí tuệ từ sách vở, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trí tuệ cảm xúc lại cần thiết hơn trong việc tạo ra một thủ lĩnh. Bạn không thể coi thường nó” – Jack Welch.
Trí tuệ cảm xúc là “thứ” gì đó trong mỗi chúng ta mà không thể sờ được, thấy được. Nó tác động đến cách chúng ta hành xử, điều hành xã hội, và đưa ra quyết định để gặt hái được kết quả tốt đẹp.
Dù EQ quan trọng, nhưng vì nó vô hình nên rất khó để đong đếm xem bạn có bao nhiêu và cần làm gì nếu bạn thiếu hụt nó. Bạn có thể tham gia những bài kiểm tra được công nhận bởi giới khoa học, ví dụ như bài kiểm tra trong cuốn sách “ Thông minh cảm xúc 2.0”.
Không may rằng, những bài kiểm tra này không hề miễn phí. Chính vì thế, tôi đã phân tích dữ liệu từ hơn 1 triệu người đã làm bài kiểm tra đó để nhận dạng những đặc điểm của người EQ thấp. Đây chắc chắn cũng là những đặc điểm mà bạn muốn loại bỏ trong biểu hiện của mình:
1. Dễ dàng trở nên căng thẳng:
Khi bạn cố kìm nén cảm xúc, chúng nhanh chóng tích tụ và biến thành những cảm giác khó chịu như căng thẳng, lo lắng. Những cảm giác đó sẽ gây ra áp lực cho tâm trí và cơ thể. Trí thông minh cảm xúc sẽ kiểm soát căng thẳng thông qua việc giúp bạn phát hiện và giải quyết những tình huống khó khăn trước khi căng thẳng leo thang.
Những người không biết cách sử dụng kĩ năng thông minh cảm xúc thường tìm đến sự trợ giúp từ người khác thay vì kiểm soát tâm trạng của chính mình. Họ có khả năng phải đối mặt với lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, thậm chí tự tử cao gấp hai lần người thường.
2. Khó khăn trong việc bảo vệ bản thân:
Những người có EQ cao thường có cách ứng xử tốt, sự cảm thông, và lòng tốt bụng, họ có khả năng bảo vệ bản thân và tạo ra những giới hạn cho những người xung quanh. Sự kết hợp khéo léo này rất lí tưởng cho việc giải quyết mâu thuẫn. Thông thường, khi mọi người vượt quá giới hạn, họ sẽ dễ bị động và cáu bẳn. Những người EQ cao sẽ biết cách giữ cân bằng và tôn trọng bản thân thông qua việc tránh xa khỏi những phản ứng cảm xúc thiếu tính chọn lọc. Cách này giúp họ trung lập được những người khó tính và tiêu cực mà không hề tạo ra thù hận gì.
3. Vốn từ vựng về cảm xúc bị hạn chế:
Mọi người đều có cảm xúc, nhưng không phải ai cũng có thể nhận diện chính xác cảm xúc của mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 36% dân số có thể làm điều đó. Điều này cần được chú ý vì những cảm xúc không được nhận diện chính xác sẽ dễ gây hiểu lầm, dẫn đến những lựa chọn bất hợp lí và những hành động trái mong muốn. Những người EQ cao có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt vì họ hiểu chúng và biết dùng vốn từ vựng dồi dào của mình để diễn đạt. Trong khi nhiều người chỉ miêu tả trạng thái của mình là “buồn” thì những người với trí tuệ cảm xúc cao có thể chỉ rõ rằng họ cảm thấy “cáu kỉnh” , “thất vọng” , “áp lực” hay “lo lắng”. Càng chọn từ chi tiết đến đâu, bạn càng thể hiện được rõ cảm xúc của mình, điều gì gây ra chúng và cần làm gì để giải quyết.
4. Đưa ra kết luận vội vàng và biện hộ một cách mãnh liệt:
Những người thiếu hụt trí tuệ cảm xúc thường nhanh chóng đưa ra kết luận và rất bảo thủ, có nghĩa rằng họ chỉ tiếp nhận những bằng chứng giúp củng cố ý kiến của mình mà ngó lơ những bằng chứng chứng minh ý kiến ngược lại. Thường thì, họ tranh cãi và nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại để bảo vệ quan điểm của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho những nhà lãnh đạo khi những quan điểm thiếu thấu đáo như vậy lại trở thành chiến lược của cả nhóm. Những người EQ cao sẽ luôn cân nhắc kĩ ý kiến của mình, vì họ hiểu rằng những phản ứng ban đầu chỉ là cảm tính. Họ để những suy nghĩ của mình có thời gian phát triển, họ cũng cân nhắc những hệ quả và tranh luận trái chiều có thể xảy đến. Sau đó, họ mới đưa những ý tưởng đó một cách hiệu quả nhất có thể, xem xét, tôn trọng nhu cầu và ý kiến của những người xung quanh.
. Đưa ra kết luận vội vàng và biện hộ một cách mãnh liệt:
Những người thiếu hụt trí tuệ cảm xúc thường nhanh chóng đưa ra kết luận và rất bảo thủ, có nghĩa rằng họ chỉ tiếp nhận những bằng chứng giúp củng cố ý kiến của mình mà ngó lơ những bằng chứng chứng minh ý kiến ngược lại. Thường thì, họ tranh cãi và nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại để bảo vệ quan điểm của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho những nhà lãnh đạo khi những quan điểm thiếu thấu đáo như vậy lại trở thành chiến lược của cả nhóm. Những người EQ cao sẽ luôn cân nhắc kĩ ý kiến của mình, vì họ hiểu rằng những phản ứng ban đầu chỉ là cảm tính. Họ để những suy nghĩ của mình có thời gian phát triển, họ cũng cân nhắc những hệ quả và tranh luận trái chiều có thể xảy đến. Sau đó, họ mới đưa những ý tưởng đó một cách hiệu quả nhất có thể, xem xét, tôn trọng nhu cầu và ý kiến của những người xung quanh.
5. Thù dai:
Những cảm xúc tiêu cực tạo ra từ thù hận thực chất là phản ứng khi gặp căng thẳng. Hãy thử tưởng tượng về một lần bạn đặt bản thân mình vào tình trạng căng thẳng cấp tính ( một cơ chế sinh tồn ép bạn phải đưa ra quyết định đứng dậy và chiến đấu hay lẩn trốn khi đối mặt với mối đe dọa). Khi mối đe dọa đó xảy đến, phản ứng căng thẳng này là rất cần thiết cho sự sinh tồn của bạn. Nhưng khi mối đe dọa qua đi, việc bám lấy căng thẳng sẽ tàn phá cơ thể bạn và để lại di chứng qua thời gian. Thực tế, các nhà nghiên cứu tại đại học Emory chỉ ra rằng căng thẳng gây ra gia tăng huyết áp và bệnh tim. Giữ lòng thù hận chính là giữ lấy sự căng thẳng, và người EQ cao sẽ biết cách tránh điều này bằng mọi giá. Tha thứ không chỉ giúp bạn cảm thấy khá hơn ngay lúc này mà còn giúp bạn tăng cường sức khỏe về lâu dài.
6. Không thể bỏ qua cho lỗi lầm của bản thân:
Người EQ cao biết cách cách ly bản thân khỏi những lỗi lầm, nhưng không đồng nghĩa họ quên hết chúng đi. Bằng cách giữ khoảng cách phù hợp, họ biết cách thích nghi và sửa đổi để thành công trong tương lai. Việc này cần sự tự nhận thức tốt để có thể đi qua ranh giới mong manh giữa “ám ảnh” và “ghi nhớ”. Quá chú tâm vào lỗi lầm khiến bạn trở nên âu lo và sợ sệt, nhưng nếu quên hết chúng đi thì lại khiến bạn mắc phải sai lầm một lần nữa. Chìa khóa để cân bằng nằm ở khả năng biến lỗi lầm thành động lực để tiến bộ, điều này sẽ giúp bạn đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
7. Thường xuyên cảm thấy bị hiểu lầm:
Khi bạn thiếu trí tuệ cảm xúc, thật khó để biết người khác tiếp thu ý kiến của bạn đến đâu. Bạn cảm thấy bị hiểu lầm vì bạn không truyền tải thông điệp của mình một cách dễ hiều nhất. Thực tế, những người có trí tuệ cảm xúc cũng ý thức rằng họ không thể diễn đạt mọi ý tưởng một cách hoàn hảo. Nhưng họ sẽ luôn biết nếu như mọi người không hiểu những gì họ nói, từ đó điều chỉnh lại cách tiếp cận và trình bày lại ý tưởng dễ hiểu hơn.
8. Không biết rõ những ám ảnh của mình:
Ai cũng có những ám ảnh- những tình huống và những người “giật dây” khiến họ có những phản ứng thái quá và hành động bốc đồng. Người sở hữu EQ cao luôn hiểu rõ ám ảnh của bản thân và dùng kiến thức để đẩy lùi những tình huống và con người trước khi chúng kịp nắm quyền kiểm soát.
9. Không bộc lộ sự tức giận:
Trí thông minh cảm xúc không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng tỏ ra nhã nhặn; nó là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Đôi khi, nó thể hiện qua việc bạn cho mọi người thấy rằng bạn đang ủ rũ, buồn rầu, và thất vọng. Khăng khăng gán cảm xúc của bản thân với sự hạnh phúc và tích cực không những thiếu chân thật mà còn gây tẻ nhạt. Người EQ cao chủ động sử dụng cả cảm xúc tiêu cực và tích cực trong các tình huống phù hợp.
10. Đổ lỗi cho người khác vì những cảm giác họ đem lại:
Cảm xúc đến từ bên trong. Việc quy chụp cách bạn cảm nhận với hành động của người khác thật dễ dàng, nhưng bạn phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính bạn. Không ai có thể bắt bạn cảm nhận thứ mà bạn không muốn. Hãy nghĩ theo hướng chủ động, điều đó có thể giúp ích cho bạn.
11. Dễ bị xúc phạm:
Nếu bạn nắm chắc được mình là ai, sẽ rất khó cho người khác để nói hay làm điều gì kích động bạn. Người sở hữu trí thông minh cảm xúc rất tự tin và phóng khoáng, điều này tạo nên một vỏ bọc rất rắn chắc. Bạn có thể tự chế giễu bản thân hoặc cho phép người khác đùa vui về bạn vì bạn có khả năng phân biệt rạch ròi giữa sự hài hước và hạ bệ.
KẾT LUẬN
Không như IQ, trí tuệ cảm xúc rất dễ cải thiện. Khi bạn luyện tư duy bằng cách tập nhiều lần lối cư xử trí thông minh về mặt cảm xúc, nó sẽ tạo ra một “đường mòn” từ đó hình thành nên thói quen cho bạn. Khi não bắt buộc dùng lối cư xử mới đó, sợi dây kết nối với lối cư xử cũ sẽ dần mất đi. Sớm muộn, bạn sẽ có thể phản ứng lại xung quanh với trí tuệ cảm xúc cao như một phản xạ mà không cần trăn trở về nó.
Nguồn: A Crazy Mind – Ybox.vn”
CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO
Ikigai – Bí Mật Của Người Nhật Giúp Giải Mã Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn
16 Nhóm Tính Cách – BẠN LÀ AI? (MBTI)
4 Cách Vượt Qua Hội Chứng Kẻ Mạo Danh Để Tin Tưởng Vào Bản Thân Mình
Một Số Kỹ Năng Giúp Bạn Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc
Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan