Bạn đang rất căng thẳng vì kỳ thi sắp đến mà vẫn còn đang chìm trong mớ sách vở hỗn độn và không biết nên bắt đầu từ đâu? Vậy thì điều bạn cần làm ngay lúc này là ngồi xuống, hít một hơi thật sâu và cùng Workingskills áp dụng 3 Bí Quyết Học Tập Và Ôn Thi Hiệu Quả học sau đây:
- Loại bỏ hội chứng “Ếch Luộc”
Bạn đã từng nghe đến ““Hội chứng ếch luộc”? Hội chứng được tìm ra vào năm 1888 khi William Thompson Sedwikch tiến hành một thí nghiệm đặc biệt. Thí nghiệm cho thấy rằng nếu một con ếch được quẳng vào nước sôi, nó sẽ cố nhảy ra ngay lập tức, nhưng nếu bạn cho nó vào nồi nước lạnh và đun nóng lên từ từ, nó sẽ không nhận ra sự nguy hiểm và sẽ bị nấu đến chết.
Hội chứng trên được hình thành khi bạn giữ trong mình thói quen trì hoãn và không lập kế hoạch. Chính những điều này sẽ dẫn đến việc bạn không biết ước lượng khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc. Bên cạnh đó, với thói quen suy nghĩ như “khi thời gian hạn hẹp nhất là lúc bản thân làm việc hiệu quả nhất” sẽ là nhát dao chí mạng cho một ký thi thất bại.
Ví dụ như khi bạn cần ôn thi và phải đọc hết hai cuốn giáo trình, vậy chúng ta cần 4,2 giờ (Trung bình mỗi người đọc được 200-400 từ/phút) để đọc tổng quan kiến thức trong giáo trình.
Sau đó thời gian để hiểu và ghi nhớ kiến thức mỗi cuốn giáo trình sẽ là 66,6 giờ (tốc độ học và hiểu trung bình 15 – 20 phút/trang, ước tính tổng kiến thức sẽ là 200 trang).
Vậy tổng thời gian bạn cần ôn tập là 100,8 giờ nhưng thường chúng ta chỉ dành khoảng 16 giờ để học trước khi thi và kết quả thi luôn là minh chứng cho cách học này.
Để loại bỏ hội chứng trên, trước khi bắt đầu một công việc bạn cần thực hiện các bước như sau:
Sau những bước trên, chắc hẳn bạn sẽ chẳng thể ngồi yên mà nghĩ rằng “cứ từ từ rồi học” được đâu.
2. “Vận động trí nhớ tạm thời” một cách thông minh
Trước tiên phải nhớ rằng học dồn không phải là cách học hiệu quả và không giúp bạn lưu trữ kiến thức vào trí nhớ dài hạn.
Nhưng để học cho bài kiểm tra, bài thi hoặc một vài loại đánh giá năng lực khác thì chúng ta có thể học dồn vì nhiều kiến thức không cần thiết phải lưu trữ trong trí nhớ dài hạn.
Học dồn cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian với những môn học, kiến thức mà bạn không muốn dành quá nhiều thời gian cho chúng.
Hai bí kíp sau đây sẽ là chìa khóa để ôn tập hiệu quả, học được lượng kiến thức tối đa trong thời gian tối thiểu, thậm chí có thể là chỉ trong một đêm!
- Mẹo nhớ gộp (Chunking Technique)
Khả năng ghi nhớ trong trí nhớ ngắn hạn của chúng ta thường là từ 4 đến 7 mục. Một mẹo để ‘hack’ lượng giới hạn này chính là dùng phương pháp nhớ gộp, tức là gộp vài thông tin lại thành một để ghi nhớ được nhiều hơn.
Nhớ gộp đòi hỏi thông tin mới được tạo thành phải có ý nghĩa nào đó, giúp nó dễ nhớ hơn. Ví dụ bạn phải nhớ một danh sách các món đồ cần mua như quả sung (fig), xà lách (lettuce), cam (orange), táo (apple) và cà chua (tomato) – bạn có thể gộp các chữ cái đầu thành một từ mới (chẳng hạn FLOAT – có nghĩa là ‘nổi’), dễ nhớ hơn so với ghi nhớ từng đồ một.
Đây là phương pháp giúp học và ôn tập nhanh chóng thông qua việc giải thích chúng bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.
Xem chi tiết tại đây: Phương pháp Feynman
3. Hãy “Tự vận động”
Tự học chính là cách rèn luyện tư duy độc lập và hiệu quả, nhất là với các bạn khó cưỡng lại những buổi “tám” rôm rả cùng hội bạn mỗi khi học nhóm. Khi ngồi học một mình, các bạn sẽ có không gian yên tĩnh, ít bị người khác quấy rầy và tập trung hẳn vào mỗi việc học. Để nâng cao tinh thần tự học, bạn nên:
- Luôn tư duy “không ngừng học”
Tự học sẽ dựa rất nhiều vào thái độ của bạn. Nếu có suy nghĩ “mấy tuổi rồi mà còn học” hay “học nhiều để làm gì” thì sẽ rất khó để biến tự học thành thói quen. Thế nên, mình xác định sẽ không ngừng học cho đến khi mình không học được nữa. Chính cách nghĩ như vậy sẽ giúp bạn luôn tò mò và không ngần ngại dành thời gian để tìm hiểu.
Khi ý chí của bạn đã chán nản, mệt mỏi vì việc học thì rất khó để tự học, bởi vì luôn có một thứ gì đó khiến bạn nghi ngờ “học gì lắm thế”.
- Thử và sai
Đừng sợ bạn sẽ tự học không thành công hay không thể duy trì được việc học mỗi ngày. Cứ lao vào thử đi. Thử hết cách này đến cách khác cho đến khi bạn tìm ra được một phương pháp phù hợp với mình. Tất nhiên, với mỗi cách, đừng chỉ thử một hai lần đã bỏ. Hãy kiên trì một chút cho đến khi nào bạn nhận ra đã đến lúc chuyển sang một phương pháp khác. Vậy “cho đến khi nào” là bao giờ? Workingskills tin rằng nếu bạn yêu việc học, kiên định và quyết tâm rèn luyện, chắc chắn là bạn sẽ tự biết câu trả lời đấy.
- Kỷ luật học
Kỷ luật là thứ mà nhiều người quan tâm nhất khi kể đến việc tự học. Bởi vì khi không có người giám sát, theo dõi dễ làm cho chúng ta “có cơ hội” lơ là, bỏ bê việc học. Tuy nhiên, nếu rèn luyện được kỷ luật thì việc tự học sẽ vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể:
- Đặt thời gian học mỗi ngày. Chẳng hạn, nếu mới bắt đầu tự học, bạn đặt ra mỗi ngày học 15, 30 phút, 1 tiếng…, tùy theo khả năng.
- Lập sổ theo dõi việc học. Ngày nào hoàn thành sẽ đánh dấu hoặc sử dụng ký hiệu đặc biệt nào đấy để thể hiện nó. Hãy tưởng tượng đến cuối tuần, nhìn vào sổ thấy ngày nào cũng được đánh dấu, chắc chắn bạn sẽ vô cùng sung sướng và có động lực để duy trì học tập vào tuần sau hơn nhiều.
- Tham gia nhóm tự học. Nhờ có Facebook nên việc tìm kiếm nhóm tự học không phải là khó. Bạn có thể tìm kiếm cho mình một nhóm phù hợp để kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm tự học, trao đổi tài liệu, thảo luận, lấy động lực tự học và giúp nhau rèn luyện kỷ luật. Chẳng hạn như đến giờ học sẽ nhắn tin cho nhau hay sáng sẽ nháy máy nhau dậy sớm học.
- Ghi chép những gì đã học được
Workingskills rất thích ghi chép. Ghi chép và lặp đi lặp lại thói quen này giúp bạn rèn luyện nhiều thứ, không đơn thuần chỉ là ghi nhớ sâu điều đã học. Bạn có thể sắm những cuốn sổ và chiếc bút thật xinh, đặt ngay trên bàn học để mỗi khi học, nếu có điều gì đó thú vị, hữu ích thì ghi chép ngay vào sổ.
Tự học không đơn giản mà rèn luyện được, nhưng nếu đã chinh phục được thì nó sẽ khiến bạn càng ham học hơn. Nếu bạn có bí quyết tự học nào, hãy chia sẻ với Workingskills nhé.
Đặc biệt, sau những giờ tự thân vận động căng thẳng, các bạn nhớ “bồi bổ” cho mình bằng các cuộc gặp gỡ, xem phim cùng bạn bè lúc cuối tuần để thư giãn nhé!
Thời sinh viên có mấy lần được cháy hết mình vì những kỳ thi. Workingskills cũng đã gửi đến bạn những bí kíp tuyệt vời, vậy tại sao bạn không thử một lần nổ lực hết mình thay vì chỉ học cho qua từng ngày.
Biên tập: Ngoan Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn