Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả. Vòng phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội để bạn hoàn thiện bức chân dung của mình một cách chân thật để cuối cùng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn chứ không phải ai khác.
Hãy nhanh chóng trang bị cho mình những bí kíp nên làm khi nhận được lời mời phỏng vấn theo hướng dẫn sau, công việc mơ ước sẽ luôn trong tầm tay bạn!
1. Xác nhận tham gia phỏng vấn
Khi bạn chủ động trong việc xác nhận lịch phỏng vấn, bạn đã ghi cho mình một điểm cộng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Cách xác nhận tham gia buổi phỏng vấn cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần dựa trên thông tin nhà ứng tuyển đã gửi cho bạn và viết mail trả lời kèm những thông tin đó một lần nữa.
Ví dụ như sau:
Tiêu đề email: Thư mời phỏng vấn – Vị trí – Tên ứng viên
Chào …
Tôi tên là… Ứng viên ứng tuyển vị trí …. tại quý công ty.
Lời đầu tiên, tôi rất cảm ơn khi nhận được lời mới phỏng vấn từ… .Tôi xin xác nhận sẽ đến tham gia phỏng vấn vào lúc … tại …
Cảm ơn và hẹn gặp lại …
Trân trọng.
Một email khá đơn giản nhưng bạn cần chú ý đến tiêu đề, chữ ký, tên email để thể hiện một phong cách làm việc chuyên nghiệp của bản thân.
Vậy nếu bạn không tham gia phỏng vấn, bạn nên làm gì?
Bạn vừa nhận thư mời phỏng vấn nhưng không thể tham gia vì một lý do nào đó, bạn vẫn nên thể hiện lịch sự bằng cách gửi thông báo đến doanh nghiệp qua email về tình hình hiện tại và lý do bạn không thể tham gia phỏng vấn hay tiếp nhận công việc này.
Mẫu thư từ chối nhận việc, thư từ chối phỏng vấn khéo léo không chỉ thể hiện thái độ chuyên nghiệp của ứng viên mà còn khiến nhà tuyển dụng vui vẻ dù không nhận được hồi đáp như mong muốn. Hãy để Internship.edu.vn giúp bạn trở thành ứng viên lịch sự với bí quyết từ chối dưới đây.
Mẫu email từ chối nhận việc phải đảm bảo 3 nội dung sau:
- Thời gian
Thời gian hợp lý nhất để gửi thư từ chối là trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thư mời phỏng vấn/ nhận việc. Khoảng thời gian này đủ để phía doanh nghiệp kịp thời sắp xếp công việc và nhân sự.
- Nội dung
Nội dung chính của thư từ chối cần đầy đủ, ngắn gọn và súc tích. Vì không ai mong muốn đọc một email quá dài nên ứng viên cần lưu ý, bạn nên đi thẳng vào ý chính, trình bày lý do từ chối một cách chính đáng. Đồng thời, ứng viên thể hiện sự tiếc nuối khi không có cơ hội được hợp tác cùng doanh nghiệp, chủ động đề nghị giữ thông tin liên lạc để liên hệ khi có nhu cầu.
- Giới thiệu ứng viên khác nếu có thể
Bằng cách vận dụng các mối quan hệ, bạn xác định được người có khả năng đảm nhận vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Việc giới thiệu ứng viên khác phù hợp với nhà tuyển dụng có thể tạo liên kết tốt đẹp với doanh nghiệp đó. Chắc chắn rằng, nhà tuyển dụng sẽ không có lý do gì mà không mỉm cười với bạn.
Nhà tuyển dụng có thể tiếc nuối vì không có cơ hội hợp tác với bạn nhưng họ vẫn sẽ đánh giá cao thái độ làm việc chuyên nghiệp của ứng viên dựa vào thư từ chối nhận việc hay thư từ chối phỏng vấn. Hi vọng với thông tin vừa chia sẻ, bạn sẽ luôn biết cách để lại ấn tượng sâu sắc với doanh nghiệp dù không nhận lời làm việc cùng họ.
2. Chuẩn bị trang phục/phụ kiện lịch sự và phù hợp
Trang phục nào khi đi phỏng vấn cho phù hợp? Mặc thế nào để tạo thiện cảm cho người phỏng vấn? Đó luôn là những câu hỏi hàng đầu trước mỗi buổi phỏng vấn. Ăn mặc một cách lịch sự, kín đáo luôn là lựa chọn an toàn dành cho bạn. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu văn hoá công ty tương lai để quyết định trang phục phù hợp.
Hãy tránh xa những thứ rườm rà hoặc lạc mốt, đồng thời loè loẹt màu sắc. Ngoài ra, nên chú ý vài chi tiết nhỏ nhưng tạo nên tính chuyên nghiệp của bạn: tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ.
3. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, vật dụng cần mang theo
Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng.
Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó một số vật dụng mà bạn cần chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn thành công đó là:
- Ô hoặc áo mưa giúp bạn tránh những cơn mưa bất chợt trước buổi phỏng vấn
- Khăn tay/khăn giấy
- Sổ tay, bút
- Điện thoại di động đặt ở chế độ im lặng
4. Chuẩn bị kỹ thông tin cần thiết trước khi tham gia phỏng vấn
Hãy ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty. Còn gì tốt hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến.
- Thông tin về lịch sử, hoạt động, chiến lược của công ty
- Thông tin về những chế độ đãi ngộ và lợi ích công việc mang lại
- Thông tin trong bản mô tả công việc
- Thông tin, kỹ năng bạn đã điền trong CV để xem mức độ phù hợp công việc
- Tạo các tình huống giả định để bạn giải quyết và đưa ra ý kiến
- Câu hỏi về trải nghiệm hay sự việc, cột mốc trong cuộc đời bạn
5. Chuẩn bị tinh thần thoải mái để chinh phục vòng phỏng vấn
Sau khi có sự chuẩn bị chu đáo về ngoại hình, kiến thức, thái độ. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là có một tinh thần tốt để chinh phục nhà tuyển dụng. Hãy để Internship.edu.vn gửi đến bạn những mẹo cực kỳ hiệu quả để tự tin, thoải mái thể hiện hết mình trong buổi tham gia phỏng vấn nhé!
- Đừng lo, phỏng vấn chỉ là cuộc nói chuyện hai chiều!
Khi tâm trạng lo lắng bạn nên nhớ rằng đây là buổi nói chuyện để bạn và nhà tuyển dụng hiểu nhau hơn. Bạn cũng phải tìm hiểu xem công ty có đủ phù hợp hay không. Vậy nên hãy chuẩn bị kỹ những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng nhé!
- Điều gì tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong buổi phỏng vấn xin việc?
Thử nghĩ xem một cuộc phỏng vấn xin việc tồi tệ nhất mà bạn tưởng tượng như thế nào? Lý do nào sẽ khiến bạn trượt công việc này?
Sau đó, bạn thử đặt mình trong tình huống đó và bạn sẽ nhận ra dù điều tồi tệ nhất có xảy ra cũng có gì to tát cả. Hãy tự tin nắm lấy cơ hội nghề nghiệp của mình!
- Đến sớm ít nhất 15 phút
Bạn nên tính toán thời gian để đến sớm hơn giờ phỏng vấn xin việc ít nhất 15 phút. Điều này giúp bạn có thời gian chuẩn bi tinh thần thoải mái và đủ tự tin chinh phục nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu trước thời gian đi lại và đoạn đường để không bị muộn giờ trong buổi phỏng vấn.
Bạn nên đặt lịch hẹn hoặc nhắc nhở lịch phỏng vấn bằng điện thoại để không bỏ lỡ lịch hẹn bạn nhé!
Qua 5 Điều Nên Làm Khi Nhận Được Lời Mời Phỏng Vấn mà Internship.edu.vn đã gửi đến bạn, Internship mong rằng bạn sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho những buổi phỏng vấn cũng như đạt được những mục tiêu công việc mà bạn đã đề ra.
Tài liệu tham khảo:
https://kenhtuyensinh.vn/ky-nang-phong-van-xin-viec-sinh-vien-can-chuan-bi-nhung-gi
http://morningjapan.com/tong-hop/phong-van-xin-viec-nhat-ban/
Biên tập: Ngoan Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn
CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO
Ikigai – Bí Mật Của Người Nhật Giúp Giải Mã Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn
16 Nhóm Tính Cách – BẠN LÀ AI? (MBTI)
Tại Sao CV Của Bạn Bị Ném Vào Sọt Rác?
PORTFOLIO CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan