5 Điều Nên Làm Khi Từ Chối Công Việc

Bạn nộp đơn ứng tuyển, bạn đã phỏng vấn, bạn đã nhận được lời mời làm việc – và bây giờ bạn muốn từ chối nó . Bạn làm nó như thế nào? Bạn có phải đưa ra một lý do? Điều gì nếu bạn có thể muốn làm việc với nhà tuyển dụng đó trong tương lai? Làm thế nào để bạn tránh đốt bất kỳ cây cầu? Đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về cách từ chối lời mời làm việc một cách duyên dáng.

1. Bạn đừng quá lo lắng khi bạn từ chối lời mời làm việc.

Giống như việc nhà tuyển dụng từ chối ứng viên công việc là bình thường và thường xuyên, việc bạn từ chối nhà tuyển dụng là hoàn toàn bình thường. Khi bạn tham gia phỏng vấn cho một công việc không có nghĩa rằng bạn chắc chắn sẽ chấp nhận nó. Khi mà bạn chưa nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi chắc chắn sẽ chấp nhận công việc này nếu bạn gửi lời mời làm việc cho tôi” thì bạn không hề lừa dối nhà tuyển dụng về ý định từ chối này của bạn.

Việc của bạn lúc này chính là hãy từ chối một cách lịch sự chứ không phải trốn tránh nhà tuyển dụng.

2. Bạn hãy nói với nhà tuyển dụng ngay khi bạn chắc chắn về quyết định của mình.

Khi bạn đã quyết định rằng bạn sẽ không chấp nhận lời đề nghị, hãy gọi hoặc gửi email cho nhà tuyển dụng và cho họ biết sớm nhất có thể. Đừng trì hoãn vì điều đó có thể gây ra sự bất tiện về phía nhà tuyển dụng (điều này có thể biến sự thất vọng bình thường thành sự thất vọng vô cùng lớn khi bạn không nói với họ sớm hơn). Thêm vào đó, họ có thể có các ứng cử viên khác đang chờ đợi và có thể những ứng cử viên ấy sẽ rất vui mừng khi nhận được lời đề nghị làm việc từ công ty khi bạn từ chối vị trí đó. 

3. Bạn có thể từ chối công việc qua email nhưng một cuộc gọi điện thoại luôn là phương án tốt hơn.

Mọi người thường từ chối công việc qua email mọi lúc vì vậy nếu bạn muốn đi theo con đường đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng khi bạn nhấc máy lên gọi và nói chuyện với nhà tuyển dụng gửi lời mời làm việc cho bạn thì mọi chuyện lại trở nên khác hơn. Nhà tuyển dụng cảm thấy được sự tôn trọng từ phía bạn về lời đề nghị này và tất nhiên khi bạn từ chối bằng điện thoại sẽ đảm bảo tính kịp thời –  một điều khá quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian cho đôi bên. 

4: Đưa ra lý do ngắn gọn

Nếu bạn đã dành nhiều thời gian để phỏng vấn thì một lý do là điều đúng đắn cũng như thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.

Cách tiếp cận tốt nhất là ngắn gọn nhưng trung thực về một lý do cụ thể của bạn về việc không chấp nhận vị trí, bạn có thể nói như sau:

  • Sau khi xem xét cẩn thận, tôi đã quyết định chấp nhận một vị trí tại một công ty khác.
  • Sau nhiều suy nghĩ, tôi đã quyết định rằng bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để rời khỏi vị trí hiện tại của tôi.
  • Mặc dù vị trí này có vẻ như là một cơ hội tuyệt vời nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác sẽ mang đến cho tôi nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sở thích của mình trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông xã hội.

Bên cạnh đó, nếu vị trí công việc bạn được đề nghị có vẻ khủng khiếp và lý do thực sự duy nhất bạn có là bạn thà đứng trong tình trạng thất nghiệp hơn là chấp nhận nó, thì đơn giản, đó là điều không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi vào lúc này.

Bạn có thể điều chỉnh lý do của mình tùy thuộc vào những tình huống khác nhau như môi trường làm việc không phù hợp, mức lương chưa thỏa đáng, bạn đã có công việc mới, bạn chưa sẳn sàng cho công việc,… Nhưng tóm lại bạn hãy thành thật khi nói về điều đó.

5. Cảm ơn họ đã dành thời gian.

Là một ứng viên chuyên nghiệp thực sự, bạn muốn giữ lại cho mình một cơ hội sau này khi việc có thể gặp lại nhau trên con đường sự nghiệp là điều không thể lường trước. Ở đây, bạn có thể nhắc lại sự đánh giá cao của bạn về lời đề nghị của họ và chúc họ tuyển được những ứng viên phù hợp như:

  • Tôi hy vọng sẽ gặp bạn vào tháng tới tại hội nghị mà cả hai chúng ta đều tham dự.
  • Rất vui được làm quen với bạn và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua những con đường trong tương lai.
  • Một lần nữa, cảm ơn bạn đã dành thời gian và hỗ trợ, và tôi chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

Từ chối nhận việc không phải điều xa lạ gì trong mỗi chúng ta khi đang trên con đường tìm kiếm sự nghiệp. Vì thế, nếu gặp phải tình huống này bạn hãy nhớ 5 Điều Nên Làm Khi Từ Chối Lời Đề Nghị Làm Việc để hình thành cho mình một tác phong chuyên nghiệp ngay từ vòng nhận việc nhé!

Link tham khảo:
https://www.thecut.com/article/how-to-decline-a-job-offer.html
https://www.themuse.com/advice/how-to-gracefully-turn-down-a-job-offer

Biên tập: Ngoan Huỳnh – Cổng Thông Tin Thực Tập Internship.edu.vn