6 Cách Để Sốc Lại Tinh Thần Khi Sự Nghiệp Bạn Đang Bế Tắc

Nếu doanh nghiệp của bạn hiện đang trải qua giai đoạn suy thoái, điều quan trọng nhất nên nhớ là đừng hoảng sợ. Hãy nhìn vào lịch sự của nhiều doanh nghiệp, bạn sẽ thấy hàng loạt cả thời kì đỉnh cao và suy thoái. Giai đoạn phát triển chậm, tăng trưởng trì trệ, thiếu hiệu quả và thậm chí cả những vụ bê bối đã làm khốn đốn nhiều chủ doanh nghiệp.

Trong khi đó giải quyết các vấn đề cản trở hoạt động kinh doanh lại rất quan trọng, nên biết rằng sự suy thoái không phải là hồi chuông báo tử cho sự mạo hiểm của bạn. Trong khi thật dễ dàng để nói rằng bạn nên tích cực, thì khả năng duy trì thái độ tích cực lại là câu chuyện khác.

Thay vì lo lắng hay luẩn quẩn trong những suy nghĩ tiêu cực, thì dưới đây là 6 cách để tập trung, nhiệt huyết và trở nên tích cực.

1. Hãy gặp người cố vấn của bạn

Khi doanh nghiệp đang trải qua thời kỳ khó khăn, không có nhiều người có thể hiểu hoàn cảnh của bạn. Có một ngoại lệ đáng chú ý là chủ những doanh nghiệp khác họ lại nhìn được tất cả sự việc. Đó là một trong những lợi ích của việc có một người cố vấn.

Sự cố vấn là vô giá với những chủ doanh nghiệp nhỏ. Một cuộc khảo sát bởi UPS đã chỉ ra rằng tỷ lệ thành công của những doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ cố vấn sau 5 năm sẽ cao hơn gấp đôi so với những doanh nghiệp thiếu người cố vấn. Theo số liệu phi lợi nhuận quốc gia, chủ những doanh nghiệp nhỏ nhận được 3 giờ cố vấn thì báo cáo rằng cả doanh thu và tốc độ tăng trưởng đều cao.

Một người cố vấn có thể giúp bạn cách giải quyết vấn đề hoặc kết nối với bất cứ ai có thể. Quan trọng nhất, họ sẽ hành động như nhà thử nghiệm và thực hiện trách nghiệm giải trình theo một cách mà những người chủ không liên quan đến doanh nghiệp cơ bản không thể làm được.

2. Đừng hành hạ bản thân làm việc quá nhiều

Một trong những bẫy phổ biến nhất của  chủ những doanh nghiệp nhỏ là không tạo cho mìnhsự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thật khó để duy trì cân bằng khi việc kinh doanh lẹt đẹt. Có người nghĩ rằng câu trả lời cho việc sụt giảm doanh số là để tái nhân đôi nỗ lực và quản trị hiệu quả.

Nếu như mọi việc diễn ra tốt đẹp trước khi bị suy thoái thì vấn đề của bạn không phải là sự nỗ lực. Làm việc thời gian gấp đôi sẽ không tự dưng tạo ra lợi nhuận gấp đôi được.

Ví dụ, không ngủ đủ giấc (4-6 tiếng một đêm, trái với khuyến nghị là 7-9 tiếng ) làm suy giảm sự nhận thức, nghĩa là bạn càng có khả năng mắc sai lầm khi làm việc. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy rằng những người tham gia hoạt động sáng tạo nhiều hơn thường đạt từ 15 đến 30% cao hơn so với những người ít tham gia.

Lời khuyên: nên có sở thích và tập ngủ đủ sẽ hơn là làm việc quá sức, điều đó khiến bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Nhớ rằng các doanh nhân thường cảm thấy căng thẳng hơn so với nhân viên, họ lo lắng và tuyệt vọng, và có nhiều khả năng gặp phải chứng nghiện và rối loạn sức khỏe tâm thần. Hãy chăm sóc chính bản thân mình nếu không không ai có thể đứng ra chăm lo cho việc kinh doanh của bạn đâu.

      3. Đừng hy sinh chất lượng

Khi doanh số sụt giảm đột ngột, thì chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn theo cách hy sinh các mục tiêu dài hạn để có được hạnh phúc ngắn hạn là việc khá hấp dẫn .Thông thường, điều này có nghĩa là giảm giá sản phẩm và dịch vụ, sau đó, thường hạ thấp chất lượng để giữ phần lợi nhuận. Tuy nhiên, giảm giá mạnh không là cách để xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành.

Một phân tích mới đây của Price cho thấy giảm giá sâu dẫn đến việc hụt giảm 30% giá trị trọn đời của một khách hàng. Đó là vì giá giảm mạnh khiến khách hàng không sẵn sàng chi trả hết toàn bộ số tiền cho sản phẩm khi bạn tăng giá trở lại, điều đó làm  tăng tỷ lệ rời đi và buộc bạn phải chi nhiều hơn để có được khách hàng mới.

Bám sát kế hoạch kinh doanh của bạn, hoặc xem xét thực hiện các thay đổi mà phản ánh thực tế mà bạn đối mặt. Đơn giản là giảm giá mạnh để tiếp cận sự chấp thuận của khách hàng thì không phải là chiến thuật hay, mà đó là kéo nhau đi xuống.

4. Nghiên cứu một hình thức tài chính linh hoạt

Quản lý dòng tiền là mối nguy thường gặp đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Khi hoạt động kinh doanh chậm, các nhà cung cấp và chủ nợ của bạn vẫn cần được trả tiền, và không trả tiền khi được yêu cầu sẽ là cái nhấn chìm việc kinh doanh của bạn xuống.

Hãy cho mình một khoảng không để hít thở bằng cách xem xét các hình thức tài chính linh động. Các hình thức tín dụng quay vòng, ví dụ như hạn mức tín dụng hoặc thẻ tín dụng kinh doanh, là nguồn sống tuyệt vời có trong túi sau của bạn khi có những khoản chi phí bất ngờ phát sinh, hoặc khi bạn cần thêm một chút thời gian để lập hóa đơn trước khi hóa đơn bạn nợ đến hạn phải trả.

Đủ điều kiện tài chính không phải lúc nào cũng ổn, nhưng nếu bạn đủ điều kiện, sẽ có những công cụ tài chính theo sự sắp xếp của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của mình.

      5.     Chuyển sự tập trung của bạn vào những thứ bạn đã bỏ bê

Trong khi công việc kinh doanh chậm chạp, thì hãy tìm kiếm điều tích cực hơn : Bây giờ bạn có thời gian để thực hiện các dự án mà bạn thường không có thời gian dành cho nó. Cho dù nó là củng cố tiến độ công việc, viết bài đăng trên blog, thiết lập mối quan hệ hay bất kỳ nhiệm vụ nào khác mà bạn bỏ sang một bên, thì giờ đây bạn có thể hướng nỗ lực của mình vào việc giải quyết chúng.

Khi tình hình kinh doanh tiến triển tốt trở lại, bạn sẽ cảm thấy mừng khi mình đã thực hiện được những nhiệm vụ mà trước đó chính chúng cản trở sự phát triển của bản thân bạn.

“Cuộc sống cũng giống như đạp xe đạp vậy, để giữ được thăng bằng, bạn phải không ngừng tiến về phía trước.” -Albert Einstein

6.     Chuyển sang hướng mới

Có nhiều lí do tại sao công việc kinh doanh của bạn có thể đang lao dốc.  Nếu bạn đã xác định được một cơ hội để chuyển công ty của bạn theo một hướng mới từ sự suy thoái, thì đó là một điều tốt. Không có thời điểm nào tốt hơn để cân nhắclên kế hoạch thay đổi khi bạn không bị phân tâm bởi sự hối hả hàng ngày trong thời điểm bận rộn.

Nhớ rằng, một sự thay đổi – theo mô tả nổi tiếng của doanh nhân Eric Ries, không phải là một bước nhảy hoàn toàn đến một tầm nhìn mới. Mà là giữ bình tĩnh  với những gì bạn đã công nhận, trong khi áp dụng những bài học theo một cách khác.

Bạn có thể chuyển đến một nhóm khách hàng mới hoặc giải quyết một vấn đề khác cho cùng một khách hàng mà bạn đã phục vụ. Bạn có thể linh hoạt bằng cách đưa ra một tính năng dịch vụ vào sản phẩm của chính mình hoặc thêm nhiều tính năng hơn vào những gì bạn cung cấp.

Tạo ra thay đổi này có thể tốn thời gian và nguồn lực, đó là lý do tại sao bạn lại một lần nữa đánh giá cao mặt tích cực trong thời kỳ suy thoái. Bây giờ bạn có thể tập trung vào những gì bạn có khả năng làm tốt hơn, thay vì nghĩ về nó như những việc bạn đã mắc sai lầm.

Hãy sống tích cực khi doanh nghiệp của bạn đang xuống dốc là điều luôn luôn nói dễ hơn làm. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, khoảng thời gian này thực sự là những cơ hội tuyệt vời để cải thiện, phát triển và củng cố quyết tâm của bạn. Việc kinh doanh luôn có những thăng trầm của nó. Cách bạn phản ứng với những thay đổi đó sẽ quyết định mức độ thành công của bạn.

Làm thế nào để bạn sống tích cực trong thời gian tiêu cực? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với dưới đây nhé!

Tác giả: Eric Goldschein
Link bài gốc: 
6 Ways You Can Stay Focused, Driven and Positive When Your Business Is on the Ropes
Dịch giả: Lê Thị Ngọc Mai – ToMo – Learn Something New