8 bước để tìm được một chỗ thực tập

thuc tap

Hành trình để lí tưởng của một sinh viên là: Học => Đi thực tập để kết thúc với một hợp đồng lao động vô thời hạn (CDI). Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng có được phương pháp tìm được một chỗ thực tập. Cùng tham khảo 8 bước sau đây để để tìm ra phương pháp riêng cho chính bạn:

1. Biết mình biết ta

Trước hết, bạn nên để lên bàn một tờ giấy trắng để viết ra hết tất cả những thông tin như Sở thích, Khả năng và đặc biệt nhất là Kế hoạch (chuyên nghiệp) của bạn. Với những thông tin này, bạn đã có được các mục cần thiết cho CV và lá thư xin thực tập.

2. Chọn lĩnh vực

Sau khi đã viết ra những điểm mạnh của mình, đây là lúc bạn phải lựa chọn cơ quan/ công ty mà bạn muốn thực tập. Nên nhớ là không phải công ty nào cũng có thể nhận bạn vào thực tập nên phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi tự lăng-xê bản thân. Bạn cũng có thể nghĩ đến phương án đi thực tập ở nước ngoài, chẳng hạn với chương trình Erasmus (bạn phải liên hệ với bộ phận Quan hệ quốc tế của nhà trường để tìm hiểu vì đây thường là chương trình dành riêng cho sinh viên Âu châu).

3. Chọn “điểm đáp”

Nếu đã biết được lĩnh vực ưa thích, bạn có thể bắt đầu rà soát các công ty tìm năng để chọn cho mình một cái tên cụ thể.

4. Mở rộng mạng lưới

Bạn của bạn của bạn của bố hay chồng của bạn của cô bạn mẹ hoặc thậm chí là các mối quan hệ “bắn đại bác không tới” đôi khi lại chính là đầu mối chính của hành trình xin thực tập. Đừng ngại hỏi thăm các mối quan hệ xung quanh bạn để khuấy động mạng lưới quen biết hay nói thẳng ra là chẳng việc gì phải ngại thông báo cho cả thế giới biết rằng bạn đang cần một chốn thực tập. Việc gọi điện trực tiếp đến cơ quan/ công ty đó cũng là một cách làm hiệu quả (với điều kiện là bạn phải may mắn “rơi trúng” một cô thư ký nhiệt tình.

5. Biên soạn lại CV và thư xin thực tập

Để có được một chỗ thực tập, bạn phải thuyết phục được nhà tuyển dụng, và hồ sơ của bạn chính là phương tiện đầu tiên và (gần như) duy nhất giúp bạn ghi điểm với họ. Đối với mỗi công ty, bạn nên chỉnh sửa lại nội dung CV và đơn xin thực tập cho phù hợp. Chẳng hạn như kinh nghiệm đi đưa báo có thể không cần thiết nhưng chạy bàn nhà hàng thức ăn nhanh lại vô cùng hữu ích trong việc xin thực tập ở một nhà hàng (đối với sinh viên học Quản lí khách sạn và nhà hàng).

6. Gửi đơn xin thực tập và CV

Nếu bạn không tìm thấy địa chỉ của người chịu trách nhiệm về việc xử lí các đơn xin thực tập, trên bìa thư có thể ghi là “Gửi đến ban nhân sự”. Ngoài ra, nên nhớ là bạn cũng có thể dự tuyển bằng email. Đối với những lá mail nộp dự tuyển, bạn nên ghi rõ nội dung (Dự tuyển thực tập hè/Dự tuyển thực tập ở bộ phận kế tóan…)

7. Nhắc chừng các công ty bạn đã nộp đơn

Nếu không nhận được phản hồi từ công ty bạn đã nộp đơn dự tuyển. Hãy gửi email hỏi thăm vào thứ hai (đối với việc dự tuyển bằng thư điện tử) hoặc liên hệ bằng hình thức khác (điện thoại) nếu không nhận được câu trả lời sau 15 ngày thư đã gửi đi.

Nhớ nên hỏi thăm với giọng điệu chừng mực và lễ độ: “Xin chào, tôi chỉ muốn liên hệ để hỏi xem quý công ty đã nhận được đơn dự tuyển của em chưa…”

8. Các trang web về thực tập

Nếu vẫn chưa tìm thấy một chỗ thực tập phù hợp? Đừng lo. Hãy đăng kí vào các trang thực tập và gửi CV của bạn để tiếp tục tìm kiếm. Các trang web này thường cập nhật thông tin tuyển dụng thực tập mỗi ngày.

Nguồn: MediaEtudiant.fr.