Author Archive for: internship

Tận dụng Linkedin để tìm việc. Tại sao không?

Có thể nói LinkedIn là một công cụ cực kỳ hữu ích không chỉ cho người đi làm mà còn đối với người đang tìm việc hay với sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này, đặc biệt là ở Việt Nam khi số lượng người sử dụng LinkedIn vẫn còn khá nhỏ.

Vậy tại sao bạn không tạo LinkedIn ngay từ bây giờ và bắt đầu xây dựng Profile của mình. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn sử dụng LinkedIn một cách hiệu quả hơn trong công việc:

1. Hãy chọn tiêu đề thật “chuẩn”

Tiêu đề LinkedIn (ngay phía dưới tên của bạn) cũng giống như một thương hiệu online vậy bởi tên và tiêu đề là 2 thứ duy nhất hiện lên mỗi khi người dùng LinkedIn search tên một ai đó. Tiêu đề, tên và ảnh profile là những yếu tố duy nhất khiến cho người tìm kiếm quyết định tiếp tục truy cập vào profile của bạn hay không. Vì thế, hãy chọn một tiêu đề để làm nổi bật con người bạn.

Ví dụ: Với tiêu đề “Marketer seeking nextopportunity”, sẽ có cả trăm người có chung tiêu đề đó nhưng “Consumer Products Marketer Looking for Small Brand to Make Big” lại là một câu chuyện khác. Các nhà tuyển dụng sẽ biết rõ họ nhận được những gì từ bạn.

2. Theo sát mục tiêu của bạn

Nếu bạn đã có một danh sách các công ty mà bạn muốn làm việc (nếu như bạn chưa có, hãy tạo ngay một cái từ bây giờ), thì còn chờ gì nữa mà không “follow” họ ngay trên LinkedIn. Hầu hết các công ty trong danh sách của bạn đều có mặt trên LinkedIn.

Bằng cách này, bạn sẽ cập nhật thường xuyên hơn tin tức về công ty như một sản phẩm mới được tung ra hay một văn phòng mới mở ở đâu đó.

Hiểu biết về công ty luôn là một lợi thế cho bất kỳ ứng viên nào khi tham gia tuyển dụng. Lý do cũng thật dễ hiểu, làm sao công ty tin bạn có thể đảm nhiệm tốt công việc khi mà bạn còn chưa nắm hết thông tin về công ty đó.

3. Mở rộng network

Có một sự thật rằng nếu như bạn có càng nhiều các kết nối cấp 1 (first degree), thì hệ thống network của bạn sẽ càng lớn. Hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ mà bạn có như bạn học cũ, đồng nghiệp hay thậm chí là người quen ngoài đời thực.

Hãy tưởng tượng bạn có khoảng 100 contact cấp 1, mỗi người này lại có khoảng 100 kết nối khác, như vậy tổng cộng network của bạn có thể mở rộng ra tới khoảng 10.000 người. Một mạng lưới càng rộng thì người dùng càng dễ dàng tiếp cận với các cơ hội việc làm hơn và chỉ cần 1 trong số chúng thành công cũng đã là quá đủ rồi phải không?

4. Tận dụng sự đề cử

Nếu bạn muốn liên hệ với một ai đó, chẳng hạn như “sếp” tương lai của bạn, và một trong các “connection” cấp 1 của bạn biết họ, bạn có thể nhờ những người này giới thiệu cho mình. Chỉ bằng cách truy cập vào LinkedIn profile, click vào mục “Send a message” rồi chọn “Get an introduction” nếu bạn và “mục tiêu” liên hệ của bạn có chung một người quen nào đó trên LinkedIn. Tuy nhiên, nếu bạn không hỏi thì sẽ chẳng bao giờ nhận được một lời giới thiệu nào cả.

Vì vậy, hãy bỏ qua sự dè dặt và hỏi sự tiến cử từ người bạn biết hoặc đã cùng làm việc, họ sẽ chẳng nề hà gì một chuyện nhỏ như vậy đâu.

Hãy tiến cử bản thân từ những lời tốt đẹp mà người khác nói về bạn. Và ngược lại, khi một ai đó nhờ bạn giới thiệu để quen một ai đó, đây cũng là cơ hội để bạn thắt chặt hơn mối quan hệ với người đó.

5. Tìm hiểu về các nhà tuyển dụng tương lai

Còn điều gì tốt hơn là biết về nhà tuyển dụng (nếu quen thì càng tốt hơn nữa) từ trước. Trước khi LinkedIn ra đời, việc này chẳng khác gì mò kim đáy bể cả. Còn ngày nay, hầu hết vị trí của họ đều được gọi bằng “Program Manager”, “Project Manager” hay “Director of Special Projects”.

Và để tìm ra vị sếp tương lai của mình, hãy sử dụng công cụ “Advanced People Search” sẵn có trong LinkedIn (bằng cách click vào “Advanced” ngay cạnh ô Search đầu trang) với công ty mà bạn muốn nhắm đến. 90% vị giám đốc tuyển dụng mà bạn muốn tìm sẽ nằm ở kết quả thứ hai.

Một khi bạn đã tìm được mục tiêu của mình, bạn sẽ cần nhiều hơn là đơn thuần “add” vị giám đốc tuyển dụng đó vào network của mình. Hãy tìm hiểu xem họ là ai, họ đang quan tâm đến điều gì, họ đang theo dõi những group nào và có những thảo luận gì. Nếu có thể hãy xem họ đang “follow” những influencer nào. Bạn càng biết nhiều hơn, hiểu hơn về mục tiêu của họ, cuộc phỏng vấn trong tương lai của bạn sẽ có thể suôn sẻ hơn rất nhiều.

Hãy thử tưởng tượng bạn là một khách hàng, bạn có cảm kích trước những công sức của người bán hàng hay không nếu như họ thực sự hiểu bạn là ai và bạn muốn gì. Và vị giám đốc tuyển dụng kia có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.

6. Học hỏi từ network của bạn

Hãy luôn nhớ rằng bạn có thể học hỏi từ mạng lưới contact của mình rất nhiều bởi phần lớn họ đều là những người chuyên nghiệp. Tìm kiếm cơ hội việc làm không đơn thuần là mở rộng mối quan hệ và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Bằng cách theo sát mọi người, bạn sẽ hiểu hơn về họ, hiểu họ đang làm gì và quan tâm tới điều gì. Nếu những việc họ đang làm thực sự gây cho bạn hứng thú, hãy trao đổi trực tiếp họ. Việc tìm hiểu này có thể sẽ lấy của bạn một chút thời gian nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ biết những cơ hội nào đang chờ bạn ở phía trước cả.

7. Thường xuyên cập nhật

Nếu profile của bạn chỉ đơn thuần là một danh sách nhàm chán những nơi bạn đã từng làm việc, bạn đã bỏ qua sức mạnh “thương hiệu cá nhân” của LinkedIn. Hãy thêm vào profile của mình một chút “gia vị” như file PowerPoint bài thuyết trình tốt nhất của bạn hay đơn giản là một video thể hiện bạn nói trước đám đông như thế nào.

Hãy sử dụng tính năng “Status Update” để chia sẽ mọi thứ mà bạn viết, những sự kiện quan trọng bạn tham gia mà người khác có thể hứng thú, hay bất kỳ cái gì khác. Suy cho cùng, đó cũng là lý do mục tiêu khi tham gia vào một cộng đồng, đúng không bạn?

8. Đừng quá ỷ lại LinkedIn

LinkedIn có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong tìm việc, nhưng đừng bao giờ ỷ lại mạng xã hội này. Để có được công việc mơ ước, bạn sẽ cần phải bỏ ra nhiều hơn công sức, thời gian cho tìm kiếm, nghiên cứu và mở rộng network của mình.

Hãy luôn nhớ rằng LinkedIn cũng vẫn chỉ là một công cụ trực tuyến mà thôi, sẽ chẳng bao giờ thay thế cho chính con người thực của bạn, trong khi đó lại là điều mà các nhà tuyển dụng cần. Bên cạnh việc sử dụng LinkedIn một cách thông minh, hãy trau dồi để phát triển con người thực của mình nhiều hơn nữa, rồi cơ hội sẽ đến với bạn trong một ngày không xa.

Nguồn: Bài viết tại LinkedIn anh Giang Huynh(George)

Continue reading

Khoá huấn luyện kỹ năng quản lý – lãnh đạo cơ bản: Phương pháp và công cụ giải quyết vấn đề sáng tạo tại ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM

Trong môi trường học tập hay làm việc, bạn luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Nhiều lúc bạn rơi vào trạng thái trống rỗng vì không biết cách đi tiếp như thế nào, hoặc vẫn luôn cảm thấy không tự tin với giải pháp mà bạn sẽ làm. Vậy làm thế nào để có cách giải

Continue reading

11 Nghề Có Mức Lương Cao Nhất Dành Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Sau bốn năm dài học tập, bạn đã có mũ, áo và tấm bằng tốt nghiệp. Nhưng câu hỏi lớn nhất đối với tất cả sinh viên năm tốt nghiệp là có hoặc không có việc làm.

Là người mới gia nhập trường lao động, bạn có biết những công việc được trả lương cao nhất dành cho sinh viên mới ra trường ở châu Âu và Mĩ là bao nhiêu không?

11. Giáo viên trung học

Giáo viên trường trung học là một trong những công việc có thu nhập khá cao ngay sau khi ra trường. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng giáo viên là một nghề bị trả lương thấp, nhưng trong thực tế các giáo viên có thể kiếm được một khoản kha khá trong những năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Tất nhiên, một giáo viên có đặc quyền khác, như là ngày làm việc ngắn và được nghỉ hè. Tuy vậy, họ cũng phải chịu nhiều áp lực như chuẩn bị bài giảng, chấm bài. Số tiền bạn kiếm được trong những năm giảng dạy đầu tiên tùy thuộc vào đối tượng bạn dạy và vị trí địa lý của bạn.

Những gì bạn có thể mong đợi trong 1 năm: $ 43.000.

Từ $ 42.000 (giáo viên dạy toán) đến $ 52.000 (giáo viên tiếng Tây Ban Nha).

10. Y tá

Y tá là gần như luôn luôn có nhu cầu cao, và nhu cầu được dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai khi dân số ngày càng già đi. Lương khởi điểm cho các y tá khác nhau tùy thuộc vào mức độ giáo dục (chương trình 2 năm hoặc 4 năm) và dựa trên các khu vực chuyên môn. Làm nghề này có thể rất thú vị và không chỉ về tài chính. Bạn sẽ có cơ hội để giúp chăm sóc và chữa lành vết thương mọi người. Tuy nhiên, bạn cũng phải đối phó với những rắc rối trên cơ thể của họ. Vì vậy, bạn có thể được trả lương cao, nhưng bạn cũng sẽ rất vất vả.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 47.000.

Từ $ 39.000 (y tá tiền phẫu thuật) đến $ 64.000 (y tá trưởng).

9. Thiết kế Website

Nếu bạn là người đam mê công nghệ, trở thành một nhân viên thiết kế web có thể phù hợp với bạn. Tiền lương cho những người bắt đầu trong thiết kế web rất khá, và có xu hướng được tăng cao. Các công ty hiện nay đầu tư khá nhiều cho trang web vì vậy họ có nhu cầu cho các nhà thiết kế web có tay nghề cao. Một tấm bằng về khoa học máy tính hoặc tiếp thị là lý tưởng, nhưng bạn cần có óc sáng tạo và đầu tư nhiều chất xám cho trang web của mình nữa.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 58.000.

Từ $ 40.000 (thiết kế web đồ họa) đến $ 88.000 (thiết kế web flash).

8. Trình dược viên

Là một trình dược viên có thể kiếm được bộn tiền ngay lập tức. Ngoài ra, trình dược viên cũng thường được hưởng lợi từ các đặc quyền như việc sử dụng xe công vụ. Tuy nhiên, công việc trình dược viên khá khó khăn. Bạn phải đi công tác theo yêu cầu. Một ngày bình thường bạn phải đi đến văn phòng một số bác sĩ thảo luận về những lợi ích của một loại biệt dược. Và trình dược viên không những phải thông hiểu y học, còn là người có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, vì điều này là yêu cầu cơ bản là một công việc bán hàng. Đối với những người sẵn sàng và yêu công việc của mình thì tiền lương là khá cao.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 59.000.

Từ $ 55.000 (trình dược viên dược phẩm) đến $ 73.000 (trình dược viên biệt dược).

7. Chuyên viên phân tích tài chính

Nếu bạn có khả năng định hướng về các con số, làm công việc của một nhà phân tích tài chính có thể là một công việc hấp dẫn thậm chí ngay khi bạn mới ra trường. Với sự yếu kém gần đây của nền kinh tế, lĩnh vực này đã thúc đẩy nhu cầu của công việc này, thị trường lao động luôn cần những người có trình độ. Mức lương cao nhất trong lĩnh vực này chỉ dành cho những người có bằng cấp cao, nhưng ngay cả những người có bằng cử nhân trong lĩnh vực thích hợp như kế toán hoặc tài chính có thể kiếm bộn tiền.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 66.000.

Từ $ 57.000 (chuyên viên phân tích hoạt động tài chính) đến $ 97.000 (nhà phân tích tài chính chiến lược).

6. Tiếp thị Internet

Internet đã đi một chặng đường dài kể từ phát minh đầu tiên vào năm 1960. Khi internet đã phát triển, tiềm năng kiếm tiền từ nó cũng bùng nổ. Các lĩnh vực tiếp thị internet phát triển tạo ra các cơ hội mới để bán một số lượng ngày càng tăng của các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Hiện nay, tiếp thị internet bao gồm những thứ như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị email, và việc sử dụng blog để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Các lĩnh vực đang nhanh chóng mở rộng và thay đổi, cung cấp nhiều cơ hội cho những người đã có nền tảng trong kinh doanh và kiến ​​thức về công nghệ hiện nay.

Những gì bạn có thể mong đợi : $ 67.000.

Từ $ 43.000 (chuyên gia tiếp thị internet) đến $ 124.000 (nhân viên kinh doanh tiếp thị internet).

5. Quản trị hệ thống mạng

Nhiều công ty ngày hôm nay, cả lớn và nhỏ, đều dựa vào các quản trị viên trong nhà mạng để duy trì và khắc phục sự cố mạng máy tính phức tạp để công ty có thể hoạt động. Người quản trị mạng cần thiết để giữ cho mạng chạy trơn tru, mà còn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh của mạng thông qua hệ thống tường lửa và các loại tương tự. Công việc quản trị mạng được trả lương khá hấp dẫn, vì vậy ngoài làm việc chăm chỉ, bạn cần có kiến ​​thức về kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế cần thiết để cạnh tranh với các ứng viên có trình độ khác.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 69.000

Từ $ 62.000 (kỹ sư hệ thống mạng) đến $ 99.000 (kỹ sư hệ thống quản trị mạng)

4. Kỹ sư

Nếu bạn nổi trội ở lĩnh vực khoa học và toán học và đang tìm kiếm một công việc được trả lương cao ngay khi ra trường, kỹ thuật là một sự lựa chọn thông minh. Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư có thể làm việc trong bất kỳ các chi nhánh nào, bao gồm cả dân sự, hóa chất, và hạt nhân nào. Mức lương khởi điểm sẽ khác nhau đôi chút tùy thuộc vào các chi nhánh được lựa chọn, nhưng tất cả đều được trả lương khá tốt. Công việc kỹ sư sẽ giúp bạn phát triển không chỉ kiến ​​thức kỹ thuật sâu sắc, mà còn các kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.

Những gì bạn có thể mong đợi : $ 72.000.

Từ $ 67,000 (kỹ sư điện) đến 69.000 $ (kỹ thuật địa chất) để $ 123.000 (quản lý kỹ thuật).

3. Chuyên viên thống kê

Bạn sẽ có thu nhập cao từ công việc của một chuyên viên thống kê. Làm công việc của một chuyên viên thống kê liên quan đến việc đánh giá rủi ro và vì vậy phần lớn các chuyên viên thống kê làm việc cho các công ty bảo hiểm. Bạn sẽ cần một nền tảng vững mạnh về tài chính và thống kê để có được một công việc như một chuyên viên thống kê, đây là một công việc ổn định với mức lương an toàn.

Những gì bạn có thể mong đợi: $ 79.000.

Từ $ 65.000 (chuyên viên thống kê) để $ 93.000 (chuyên viên thống kê đời sống).

2. Nhân viên phát triển phần mềm

Nhân viên phát triển phần mềm (đôi khi được gọi là một kỹ sư phần mềm) là một lựa chọn nghề nghiệp thông minh trong bất kỳ thị trường việc làm nào. Lương để đào tạo và phát triển phần mềm thông minh tiếp tục ở mức cao và nhu cầu có thể tăng cao trong thời gian tới. Đây là một nghề nghiệp yêu cầu học tập liên tục và cập nhật các kỹ năng ngay cả sau khi bạn đã hoàn tất hợp đồng công việc. Thêm vào đó, một số công ty cung cấp các đặc quyền và lợi ích, như làm việc từ xa, thời gian tùy chọn và có thêm cơ hội để kiếm được khoản tiền thưởng trên mức lương cơ bản..

Những gì bạn có thể mong đợi : $ 84.000.

Từ $ 52.000 (kỹ sư phần mềm internet) để $ 93.000 (kỹ sư phát triển phần mềm).

1. Môi giới chứng khoán

Nhu cầu về nghề này không còn dồi dào như trước đây nhưng vẫn còn rất cạnh tranh ở thời điểm hiện tại. Đầu tư ngân hàng vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Bạn sẽ phải mất thời gian dài, đặc biệt là trong những năm đầu tiên của bạn và bạn nên chuẩn bị cho áp lực rất cao với công việc này. Môi giới chứng khoán không dành cho những người hiền lành và muốn có nhiều thời gian rảnh. Nhưng đối với những người đang tìm kiếm cơ hội lớn cho sự nghiệp của mình, đây là nghề nghiệp bạn hoàn toàn có thể gắn bó lâu dài.

Những gì bạn có thể mong đợi : $ 112.000.

Từ $ 73.000 (chuyên viên liên kết) đến $ 116.000 (chuyên viên môi giới chứng khoán).

Theo Trí thức trẻ

Continue reading

Du lịch & cuộc sống 2016 – Hành Trình Đầy Cảm Xúc

Vậy là chuyến xe mang tên Du Lịch Và Cuộc Sống do Nhóm sinh viên nghiên cứu Du lịch (Travel Group)cầm lái đã chính thức khép lại sau hơn một tháng khởi tranh.Với chủ đề “Hành trình 8.0”- Hành trình mới của sự trưởng thành, tự tin và bản lĩnh sinh tồn, “Du Lịch Và Cuộc Sống 2016” đã mang lại một sân chơi vô cùng bổ ích và thú vị dành cho sinh viên yêu thích du lịch, khám phá trên toàn TPHCM.

Chuyến xe “Hành trình 8.0” bắt đầu với buổi Flashmod hoành tráng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nhằm giới thiệu chương trình Du lịch Và Cuộc sống 2016 đến đông đảo sinh viên toàn TP. HCM vào ngày 20/3/2016. Tiếp nối là chương trình tặng quà bất ngờ do “Biệt đội Hậu duệ mặt trời” của TravelGroup dành cho các bạn sinh viên trường Đại học Kinh Tế TPHCM.

Chuyến xe “Hành trình 8.0” bắt đầu với buổi Flashmod hoành tráng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nhằm giới thiệu chương trình Du lịch Và Cuộc sống 2016 đến đông đảo sinh viên toàn TP. HCM vào ngày 20/3/2016. Tiếp nối là chương trình tặng quà bất ngờ do “Biệt đội Hậu duệ mặt trời” của TravelGroup dành cho các bạn sinh viên trường Đại học Kinh Tế TPHCM.

Nếu ở vòng đầu tiên, các thí sinh phải dùng đến sự hiểu biết xã hội, kiến thức của mình để vượt qua hàng ngàn thí sinh thì vòng 2 là vòng thử thách thực tế mang tên “Đánh thức bản năng sinh tồn” tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát vào ngày 10/4/2016 vừa qua. 20 thí sinh xuất sắc nhất được chọn từ 6000 thí sinh được trải nghiệm một chuyến đi thực tế với những thử thách hết sức cam go nhưng vô cùng thú vị, từ những thử thách đòi hỏi kiến thức thực tế đến những thách thức trí tuệ, từ những giây phút hào hứng, vui tươi, đến những khoảnh khắc bối rối, căng thẳng đến thót tim.

Với sự tự tin, bản lĩnh vốn có, tinh thần hăng hái, quyết tâm, tình đồng đội vững vàng cùng sự nhiệt tình không quản ngại khó khăn, tất cả các thí sinh đã hoàn thành xuất sắc các thử thách khó khăn do BTC đưa ra. 11 thí sinh xuất sắc hơn đã chinh phục được vòng 2 và tiến đến chinh phục chặng đường cuối cùng của chuyến xe “Hành trình 8.0” mang tên “Tôi! Bản lĩnh”.

Điểm nhấn của cuộc thi năm nay là Gala Chung Kết “Tôi! Bản lĩnh” được tổ chức tại hội trường lớn – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Đây là chặng đường cuối cùng mang nhiều cảm xúc đối với tất cả những ai đã đồng hành cùng DU LỊCH VÀ CUỘC SỐNG 2016 trong suốt thời gian vừa qua. 11 thí sinh xuất sắc nhất được chia làm 3 đội đã có mặt và tranh tài gay cấn với nhiệm vụ thiết kế tour du lịch, sau đó trình bày trước ban giám khảo và khán giả. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên học hỏi, khẳng định bản lĩnh, tài năng của mình.

Đêm Gala chung kết “Tôi! Bản lĩnh” thu hút hơn 500 sinh viên đến theo dõi và hơn 10 vị khách mời là đại diện các tổ chức, các doanh nghiệp và các đơn vị báo đài đến tham dự. Được sự hỗ trợ từ các vị huấn luyện viên, những anh chị đi trước, thầy cô có chuyên môn, cùng sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, cộng với tài năng, bản lĩnh vốn có, các thí sinh đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình, mỗi đội đem đến cho ban giám khảo và khán giả một tour du lịch mang màu sắc riêng biệt và đầy thú vị.

Cuối cùng, chuyến xe Du Lịch Và Cuộc Sống 2016 cũng đã tìm ra được đội cầm lái chính thức trên “Hành trình 8.0” đầy khó khăn và cam go này.

Đội Cam gồm Lê Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Trần Mai Hương – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM mang tới một hành trình đầy trải nghiệm, với cách trình bày đầy tự tin, bản lĩnh, phong cách sân khấu hết sức nhuần nhuyễn với trang phục mang bản sắc vùng miền với tour “Tam phương du hí miền tây” đã xuất sắc giành được ngôi vị quán quân của Du Lịch Và Cuộc Sống 2016.

Đội Vàng với Nguyễn Trần Phương Linh, Phan Thị Huỳnh Như,Thái Minh Tâm – trường ĐH Sài Gòn và Đồng Xuân Hiếu – trường ĐH Kinh Tế TP. HCM cho mọi người thấy được sự nhạy bén, kiến thức chuyên sâu và sự tỉ mỉ trong thiết kế tour du lịch với chuyến đi mang tên “Giải nhiệt mùa hè với biển và hoa” đã xuất sắc về đích với vị trí thứ 2.

Đội Xanh dương với Trương Minh Tài, Trần Thị Vân, Trần Thiên Thanh, Nguyễn Thanh Tâm – trường ĐH kinh tế TP. HCM không chịu thua kém với tour “Hành trình nam sông Hậu”, với niềm tự hào quê hương, cách thể hiện mộc mạc, dạn dĩ mà đầy thu hút, đội Xanh dương đã chinh phục cả hội trường B322 và xuất sắc về đích ở vị trí thứ 3.

Khép lại Du Lịch Và Cuộc Sống 2016 đầy cảm xúc, Ban Tổ Chức xin cảm ơn Thương hiệu tàu hũ Orisoy, Công ty du lịch Vietnam Vacations, Phương Nam Digital, Đài truyền hình TP.HCM HTV cùng các đơn vị đồng tài trợ, đồng bảo trợ đã đồng hành cùng Du Lịch Và Cuộc Sống lần 8 năm 2016.

[CỔNG THÔNG TIN THỰC TẬP INTERNSHIP.EDU.VN – ĐƠN VỊ BẢO TRỢ TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH: DU LỊCH & CUỘC SỐNG LẦN 8 NĂM 2016]

Continue reading

Ngày Hội Việc Làm Pháp-Việt 2016

Ngày hội Việc làm Pháp – Việt 2016 do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4/2016, và tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/5/2016, mở cửa miễn phí cho mọi người.

Mục đích chính của Ngày hội nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam gặp gỡ, tuyển dụng các bạn trẻ Việt Nam có chuyên môn cao đồng thời tạo cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bạn được đào tại Pháp hay tại các chương trình đào tạo của Pháp tại Việt Nam được tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp cũng như nâng cao nhận thức về xu hướng quốc tế hóa của thị trường lao động trong nước.

Tham gia vào Ngày Hội Việc Làm Pháp-Việt 2016 có các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng như thương mại, phân phối, kế toán và kiểm toán, truyền thông, giáo dục, tin học, kỹ sư, xây dựng, dịch vụ, khách sạn, du lịch… cũng như quy tụ các sinh viên sắp ra trường, các ứng viên đã có bề dày kinh nghiệm mong muốn gặp gỡ các doanh nghiệp tuyển dụng, trao đổi, khám phá những cơ hội nghề nghiệp mới và thể hiện năng lực của mình. Theo đơn vị tổ chức, sự kiện cũng đặc biệt hoan nghênh sự tham dự của các cựu du học sinh Pháp và các ứng viên đã theo học các chương trình đào tạo của Pháp tại Việt Nam.

CÁCH THỨC THAM DỰ:

Ngày Hội Việc Làm Pháp-Việt mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người. Bạn chỉ cần điền Mẫu Thông Tin Người Tham Dự tại đây.

CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN:

Các ứng viên muốn ứng tuyển vào các vị trí, vui lòng gửi CV (bản tiếng Anh) về địa chỉ vieclam.phapviet@gmail.com với cách thức như sau:

Tiêu Đề Email

[Mã Công Ty]Tên Vị Trí Ứng Tuyển

VD: Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Sales tại công ty Big C thì tiêu đề email gửi cho chúng tôi sẽ là: [BC] Sales

Tên CV

Họ Tên (tiếng Việt có dấu) – Tên Vị Trí Ứng Tuyển

VD: Nguyễn Văn A – Sales

*LƯU Ý:

– Nơi làm việc không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh/thành phố khác;

– 1 ứng viên có thể ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau bằng cách gửi nhiều email với Tiều đề email và tên CV tương ứng theo hướng dẫn trên;

– Danh sách này sẽ liên tục được cập nhật;

– Nếu CV và kinh nghiệm của bạn phù hợp với các vị trí ứng tuyển, chúng tôi sẽ gửi lại các bạn lịch “Phỏng Vấn Nhanh” (Speed meeting) với các doanh nghiệp tương ứng ngay tại sự kiện hôm đó. Do thời gian dành cho Phỏng Vấn Nhanh tại sự kiện có hạn, BTC sẽ ưu tiên những bạn gửi CV ứng tuyển cho chúng tôi sớm và phù hợp nhất;

– Nếu không nhận được phản hồi cho “Phỏng Vấn Nhanh”, các bạn đừng lo lắng vì vẫn có cơ hội nộp hồ sơ trực tiếp cũng như giao lưu với các doanh nghiệp trong sự kiện hôm đó.

Đừng ngần ngại mang theo CV (bản tiếng Anh) của bạn và đến tham dự chương trình nhé!

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA NGÀY HỘI:


 

Nguồn: Website Đại sứ quán Pháp

Continue reading