Bạn có đang sử dụng thời gian một cách khôn ngoan?

Việc học đại học được xem như công việc toàn thời gian đầu tiên mà bạn chính là ông chủ – người điều khiển, đánh giá và sắp xếp các công việc với thời gian hợp lý. Bạn thường chỉ tập trung làm những việc lặt vặt, còn những việc thật sự quan trọng lại bị bỏ lại phía sau. Như vậy làm bạn tốn rất nhiều thời gian cho việc học nhưng chẳng đem lại hiệu quả gì cả. Vậy chúng ta hãy thử cùng nhau tìm hiểu một số lời khuyên thú vị giúp quản lý thời gian khôn ngoan hơn dưới đây nhé.

Lời khuyên 1: Phát triển các thói quen tốt

Thường các bạn sinh viên vẫn tự nhận mình đang quản lý thời gian tốt nhưng hiệu quả của việc quản lý lại không cao. Bạn cứ chú tâm cho những công việc nhỏ nhặt và chần chừ không làm những việc quan trọng. Kết quả xấu nhất  là công việc cứ “chất núi” còn bạn thì lại dần buông bỏ không muốn làm việc nữa. Từ thực trạng như vậy, bạn hãy ngừng làm việc không mục đích và tạo cho mình các thói quen tốt để phát triển kỹ năng quản lý thời gian hơn. Ví dụ như thay vì bạn cứ đâm đầu vào làm bài tập theo thứ tự được giao, hãy dành ra một vài phút để liệt kê các bài tập quan trọng hơn và tập trung ưu tiên cho những bài đó trước.

Lời khuyên 2: Thiết kế mục tiêu và thời gian biểu

Để quản lý thời gian một cách khôn ngoan thì không thể thiếu mục tiêu và thời gian biểu. Một sai lầm thường thấy ở các bạn sinh viên là không chuẩn bị trước mục tiêu và thời khóa biểu riêng cho từng môn học. Đây là 2 phần rất quan trọng để định hướng bạn sẽ làm gì trong môn học đó, đồng thời nó cũng giúp bạn ưu tiên các công việc quan trọng, sắp xếp thời gian hợp lý và nhận thấy được sự cải thiện trong kỹ năng quản lý thời gian. 

Bạn có thể thiết kế mục tiêu và thời gian biểu tốt hơn theo nguyên tắc sau: Specific (Cụ thể), Realistic (Thực tế), Challenging (Thách thức), Attainable (Có thể đạt được), Measurable (Có thể đo lường được), Time Frame (Khung thời gian)

Lời khuyên 3: Tạo thói quen học

Hình thành thói quen học tập không dễ như các bạn tưởng nhưng khi tạo được thói quen học bài thường xuyên thì chúng ta sẽ không cảm thấy ràng buộc và khó khăn nữa. Hãy sắp xếp việc học của bạn trong một khung giờ thời gian nhất định giữa các ngày. Nếu bạn học vào 19h đến 22h mỗi ngày thì hãy duy trì việc học theo khung thời gian như vậy mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Duy trì thời gian học như vậy trong vòng 21 ngày sẽ giúp bạn tạo ra được một thói quen học mà không cần sự thúc đẩy hay nhắc nhở của người khác.

Lời khuyên 4: Đừng chỉ xoay quanh việc học

Câu nói “Cái gì nhiều quá cũng không tốt” là lời khuyên cảnh tỉnh để giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn. Việc dành toàn bộ thời gian cho việc học chỉ tạo ra tác dụng xấu cho bạn thôi đấy. Như vậy sẽ làm mất cân bằng với các khía cạnh khác trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, thời gian sinh hoạt cá nhân…Cho nên bạn nên sắp xếp công việc một cách hợp lý và đừng để nó chiếm lấy toàn bộ thời gian rảnh của bản thân. Hãy dành thời gian cho những việc quan trọng khác.

Lời khuyên 5: Hãy để một khoảng lịch “trống” 

Mỗi ngày ít nhất bạn nên có một khoảng thời gian hoàn toàn rảnh (trong khoảng 30 phút). Vì bạn không thể kiểm soát được những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình học tập nên cần có những khoảng “trống” như vậy để bạn kịp sửa chữa và đảm bảo các công việc sẽ được hoàn thành đúng hạn.

Trên đây là một số lời khuyên dành cho các bạn trong việc quản lý thời gian của bản thân một cách khôn ngoan hơn trong quãng thời gian học đại học. Hy vọng các bạn có thể hình thành thói quen học tập cũng như sắp xếp thời gian biểu cho năm học sắp tới một cách hiệu quả nhé!

Bạn muốn cải thiện kỹ năng quản lý thời gian? Tham khảo tại đây: https://www.workingskills.net/product/ky-nang-quan-ly-thoi-gian-nang-cao/