
Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo:
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng luân chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Yêu cầu của báo cáo tài chính:
- Trung thực:
- Đúng biểu mẫu:
- Chính xác và thống nhất số liệu:
- Đúng hạn định
1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Phản ánh tổng quát tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Báo cáo kết quả kinh doanh có thể đánh giá:
– Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lãi (lỗ)
– Hoạt động nào giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh
nghiệp.
– Năng lực tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp
trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm
- Doanh thu
- Các khoản giảm trừ
- Doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán
- Lãi gộp
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay - Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập khác
- Chi phí khác
- Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận kế toán trước thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế
- Cổ tức ưu đãi
- Lợi nhuận dành cho cổ đông thường
- Cổ tức thường
- Lợi nhuận để lại
- Bảng cân đối kế toán
2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp ở một thời điểm. Bảng cân đối kế toán phản ánh:
- Giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu của tài sản.
- Cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán giúp chúng ta có thể nhận xét đánh giá khái quát:
- Tình hình tài chính
- Tình hình phân bổ tài sản
- Tình hình phân bổ nguồn vốn
- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phản ánh việc hình thành ( dòng tiền thu vào) và sử dụng (dòng tiền chi ra) lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Có thể đánh giá được:
- Khả năng tạo ra tiền
- Sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo
Nội dung và kết cấu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Gồm 3 phần như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
4. Thuyết minh Báo cáo tài chính:
Mô tả và phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và các thông tin bổ sung khác. Thuyết minh báo cáo tài chính giúp:
- Cung cấp thông tin
- Cơ sở để lập Báo cáo tài chính
- Chính sách kế toán cụ thể được chọn
- Các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn đến các thông tin liên quan trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn