Professional working skills

9 Mẹo Tiết Kiệm Chi Tiêu Dành Cho Sinh Viên

Bắt đầu cuộc sống tự lập, không phải ai cũng có thể làm chủ được túi tiền của mình. Hãy học và tập làm quen với cách chi tiêu hợp lý nhé!

1. Mượn hoặc xin giáo trình:

Đặc thù của học Đại học đó là có những môn chỉ học 1 kỳ và sau đó tuyệt nhiên không cần dùng lại nữa. Vì thế mua những cuốn giáo trình và chỉ dùng trong thời gian ngắn thực sự rất tốn kém và lãng phí so với túi tiền của sinh viên. Hãy tận dụng nguồn sách của thư viện. Hầu hết thư viện trường nào cũng cho mượn giáo trình cùng rất nhiều tài liệu tham khảo. Bạn cũng có thể xin sách của các tiền bối đi trước. Mỗi kỳ có thể tiết kiệm được vài trăm nghìn đấy!

 

2. Phải phân biệt giữa “Cần” và “Thích”:

Thích thì vô cùng còn Cần chỉ có hạn. Ví dụ, bạn Thích một chiếc iPhone nhưng thực tế bạn chỉ Cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web, giá 1/2 chiếc Iphone đó. Vì thế hãy hiểu rõ cái bạn thật sự Cần chứ không phải cái bạn Thích và luôn nhớ mình là sinh viên, chi tiêu cần giới hạn.

 

3. Mua trước đồ thiết yếu khi đi chơi:

Sinh viên là giai đoạn khá dư dả thời gian đồng thời cũng rất “máu me” việc đi chơi. Để tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi, bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu.

 

4. Chia sẻ phòng trọ và chia nhau sắm:

Chi phí thuê phòng chiếm khá lớn trong chi tiêu hàng tháng. Bạn nên ở ghép với một hoặc một vài bạn khác. Đồ gia dụng các bạn nên chia ra mỗi người mua một loại để tránh lãng phí: người sắm nồi cơm điện, người mua bếp ga… Căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ. Điều này cũng tiện khi chuyển ra ở riêng hoặc không sống cùng nhau nữa, bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ đạc thuộc sở hữu của mình.

 

5. Luôn ghi lại các khoản chi tiêu:

Bạn hãy tập cho mình thói quen ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết được lý do tại sao tháng này bạn tiêu nhiều tiền, tháng kia bạn tiêu ít tiền. Từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để cân bằng chi tiêu hàng tháng.

 

6. Làm 1 công việc bán thời gian:

Bạn có thể kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống bằng cách làm một công việc bán thời gian. Có nhiều công việc dành cho sinh viên, và trong những dịp lễ, tết thì những công việc thời vụ luôn chào đón bạn. Hãy làm việc chăm chỉ nhưng cố gắng đừng để việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học của bạn.

 

7. Đừng tiêu quá nhiều trong những buổi hẹn hò:

Đừng tiêu quá nhiều tiền trong những buổi hẹn hò của mình. Hãy có với nhau những buổi hẹn hò đơn giản mà vẫn tràn ngập tình yêu thương.

 

8. Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn vặt:

Ăn uống lành mạnh và dựa trên một khoản chi phí nhất định. Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến bệnh tật và bạn phải chi tiêu nhiều hơn. Bạn nên hạn chế ăn vặt nhất là những bữa ăn đêm. 9. Tiết kiệm chi phí đi lại: Nếu ở gần trường, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu ở xa, bạn có thể đi xe buýt với sự hỗ trợ của nhà nước. Khi giá xăng tăng vọt, việc đi xe máy không phải là một quyết định khôn ngoan.

9. Tiết kiệm chi phí đi lại:

Nếu ở gần trường, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu ở xa, bạn có thể đi xe buýt với sự hỗ trợ của nhà nước. Khi giá xăng tăng vọt, việc đi xe máy không phải là một quyết định khôn ngoan.

Hy vọng 9 bí kíp này sẽ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được chi tiêu hằng ngày mà không phải lo lắng vào cuối tháng nữa nhé! Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Sưu tầm

 

Tiết kiệm chi phí đi lại: Nếu ở gần trường, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu ở xa, bạn có thể đi xe buýt với sự hỗ trợ của nhà nước. Khi giá xăng tăng vọt, việc đi xe máy không phải là một quyết định khôn ngoan.
You are reading 9 mẹo tiết kiệm chi tiêu cho sinh viên – FECredit originally posted on https://fecredit.com.vn/vi-VN/Promotions/9-meo-tiet-kiem-tien-cho-sinh-vien.aspx?newsid=126.
For more useful information, be sure to follow FE Credit on:
– Facebook (https://www.facebook.com/fecreditvn).
– Youtube (https://www.youtube.com/channel/UCVEbuhfBLKok_Jpl4VZVV1A).
– LinkedIn (https://www.linkedin.com/company/vpbank-finance-company-limited).
Continue reading

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì??

Có rất nhiều người đang gặp khó khăn khi quyết định liệu họ nên chọn nghề của mình như thế nào trong tương lai? Và thực sự là họ bị thu hút với nhiều nghề khác nhau, nhưng họ không thể lựa chọn được một nghề trong vô số những nghề đó. Hoặc là khi họ chọn được nghề rồi nhưng lại cảm thấy không phù hợp với ngành nghề mình đã chọn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có những định hướng phù hợp cho việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Bạn có thuộc trong số đó không? Bạn đang hy vọng có nhiều sự lựa chọn để có thể chọn được một nghề sau này?

Bạn nghĩ rằng bạn có thể chờ cho đến khi biết “chắc chắn” công việc nào là tốt nhất dành cho mình. Nhưng không có nhiều người hoàn toàn chắc chắn với mục tiêu và tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân.

Vẫn có nhiều người mang tâm trạng không vui cùng những lối nghĩ tiêu cực như: “Tôi có thể chọn sai nghề” hay “Tôi không thể làm nổi công việc đó đâu. Tôi không có đủ năng lực” hoặc là “Tôi không thích công việc này cho lắm” Những suy nghĩ theo lối mòn này có thể khiến bạn mất ý chí và không quyết tâm đeo đuổi một công việc cho đến nơi đến chốn nữa, trừ khi bạn có phương pháp loại trừ nỗi lo sợ và ám ảnh của bạn.

Câu hỏi đặt ra là: “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” Trước hết bạn phải trả lời được câu hỏi này thì bạn mới có thể xác định được hướng đi tiếp của bạn.

Vậy ngay từ bây giờ, hãy lựa chọn một công việc mà bạn muốn đeo đuổi – nhất định là chỉ Mộtvà bất kì nghề gì. Nhớ là, bạn có thể thay đổi lựa chọn sau đó, nhưng đừng quá bận tâm. Hãy lựa chọn ý kiến theo bạn muốn, đừng để mình bị mắc kẹt mà chần chừ đưa ra quyết định, làm thế chỉ làm tốn thêm thời gian của bạn thôi.

Sau đó, bạn hãy trả lời những câu hỏi từ Bảng thu hoạch “Mục tiêu nghề nghiệp” được thu thâp trong quyển Dream Careers.

Ngày phấn đấu: Đây là ngày mà bạn sẽ bắt đầu công việc mới của bạn.

Những khó khăn: Khó khăn hiện tại và có khả năng xảy ra nào của công việc này ảnh hưởng đến bạn? Bao gồm những khó khăn có thể nhìn thấy và khó nhận ra như thiếu tiền, thời gian, sự ủng hộ, hoặc trình độ học vấn,…

Các giải pháp: Bạn sẽ vượt qua những khó khăn này như thế nào? Bạn có thể sử dụng cả tài năng của riêng bạn và cả sự tác động bên ngoài để giải quyết các chướng ngại vật và tiếp tục đeo đuổi mục tiêu của mình như lòng tự tin, khả năng giao tiếp, nhạy bén, sự giúp đỡ từ người khác: gia đình, bạn bè, thầy cô cũ, tích lũy thêm kiến thức…

Nắm bắt các bước thực hiện để đạt được mục tiêu: Chia mục tiêu của bạn ra thành những nhiệm vụ nhỏ như đọc sách tìm hiểu về công việc bạn đang đeo đuổi, tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của những người đi trước hoặc đang làm công việc ấy xem liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không, tham gia một chương trình huấn luyện ngắn hạn, tìm kiếm những mẫu quảng cáo tìm việc,… Quan trọng nhất là bạn phải bao gồm cả các bước xử lý khó khăn nữa.

Đặt mục tiêu thời gian cho từng bước: Nó sẽ giúp bạn tiến theo từng bước một cách có hệ thống. Ví dụ như trong ngày hôm nay bạn sẽ làm gì?

Bạn đã sẵn sàng bắt tay vào việc để đạt được mục tiêu mà bạn đề ra cho sự nghiệp của mình chưa?

Ngay khi bạn đã xác định được các bước như thế, bạn cần phải dừng lại để suy nghĩ về công việc bạn đã lựa chọn, bạn sẽ có cơ hội để quyết định xem đây có phải thực sự là nghề nghiệp mà mình muốn đeo đuổi và tận tụy với nó suốt cả cuộc đời hay không.

Nếu bạn nghĩ mình là người không thể đạt được một mục tiêu nghề nghiệp của mình, thì bạn đã lầm. Bạn đã từng đặt ra và từng đạt được hàng ngàn mục tiêu trong cuộc đời bạn rồi đấy. Bạn thử nghĩ lại xem! Thực sự, mỗi ngày khi bạn trải nghiệm trong cuộc đời, bạn đang đặt ra các mục tiêu và đang đạt được các mục tiêu ấy. Nếu bạn nghi ngờ điều này, thì hãy nghĩ đến những điều đơn giản bạn đã làm trong một ngày bình thường thôi.

Có phải bạn đã ngủ suốt buổi trưa, và sau đó thức dậy, đi loanh quanh trong nhà cho đến khi trời tối và lại đi ngủ tiếp? Câu trả lời là Không, vì bạn đã có các mục tiêu và kế hoạch của mình rồi. Bạn quyết định mình sẽ ăn gì, nơi bạn sẽ đi và điều bạn sẽ làm – Vậy bạn hãy thực hiện các việc đó đi. Đừng do dự nữa.

Khi bạn đưa ra các quyết định và bắt tay vào thực hiện, có nghĩa là bạn đã mường tượng ra một mục tiêu và bạn sẽ đạt được nó. Nếu bạn thay đổi suy nghĩ của mình, bạn hãy nghĩ đơn giản là bạn đang có một mục tiêu mới để đeo đuổi.

Sử dụng cùng những kĩ năng cơ bản trên, bạn có thể hoàn toàn có khả năng đạt được nhiều mục tiêu quan trọng khác trong cuộc đời bạn.

Biết được nơi chính xác mình đứng trong cuộc sống sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu, có cả lớn lẫn nhỏ, giúp bạn biết được bạn là ai và có thể tiến xa hơn.

Bạn mới chính là người tạo ra những điều kì diệu trong cuộc sống của chính bạn và làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy hãy suy nghĩ đến công việc tương lai của bạn đi, và biến nó thành hiện thực.

Nguồn: Sưu tầm

Bạn có thể làm trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí trên hệ thống học kỹ năng trực tuyến Kynangchuyennghiep.vn ngay hôm nay để có nhiều cơ sở cho mục tiêu nghề nghiệp của mình bằng cách đăng kí tài khoản và đăng nhập để thực hiện bài trắc nghiệm tại: http://www.kynangchuyennghiep.vn/bai-hoc/2-4-trac-nghiem-tich-cach-phu-hop-voi-nghe-nghiep-mbti/

Continue reading

5 Sai Lầm Phổ Biến Nhất Thực Tập Sinh Thường Gặp Phải

Điều sinh viên tiếc nuối nhất sau khi ra trường là không tích lũy đủ kinh nghiệm cần có. Rất nhiều cơ hội thực tập đang chờ đợi, không có con đường nào để thử nghiệm xem liệu nghề này có phù hợp với bạn không ngoài việc chấp nhận dành ra một khoảng thời gian để thực tập, tiếp

Continue reading

Những lưu ý khi sinh viên đi thực tập

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt động sản xuất,

Continue reading

Doanh nghiệp đo lường thái độ làm việc thế nào?

Với tỉ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của yếu tố thái độ là 75%, thái độ trong công việc luôn được các nhà quản lý xem trọng. Là một thực tập sinh hay một nhân viên, thái độ làm việc của bạn được đo lường thông qua 6 chỉ số bắt buộc, bao gồm:

1. Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên

Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty.

2. Chỉ số chủ động trong công việc

Nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng hơn là nắm thế chủ động trong công việc.

3. Chỉ số trung thực

Trung thực ở đây trước hết là trung thực với lòng mình, trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới trong công việc. Trung thực ở đây không phải chỉ là không nói dối mà trung thực là không che dấu những thông tin có liên quan đến công việc về bản thân, về công việc, về kết quả công việc của mình hay của người khác mà mình biết được.

4. Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc

Tổ chức được lập ra là để thực hiện những công việc mà một cá nhân hoặc một nhóm người ô hợp không thể thực hiện được. Một tổ chức hoàn toàn khác một nhóm người ô hợp. Sự khác biệt giữa một tổ chức và một nhóm người ô hợp là trong nhóm người ô hợp thì mạnh ai nấy làm theo ý của mình, còn một tổ chức thì có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức. Nếu những thành viên trong một tổ chức chỉ toàn là những người làm việc một mình, thiếu tinh thần đồng đội, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp thì sức mạnh của sức mạnh của tổ chức sẽ bị suy yếu.

5. Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển

Thế giới luôn luôn thay đổi và phát triển, do vậy một tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại. Điều này có nghĩa là từng thành viên trong tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển của tổ chức.

6. Chỉ số động lực làm việc

Động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối của nhiểu yếu tố thành phần khác như nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc, kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa mãn công việc.

Như vậy, để có thể làm việc hiệu quả và có được sự đánh giá  cao từ Doanh nghiệp, bên cạnh phát triển chuyên môn, mỗi nhân viên cần phải xem xét yếu tố thái độ trong quá trình làm việc.

 

Nguồn: Kỹ Năng Chuyên Nghiệp

Continue reading