Tôi “dưới chuẩn”. Làm sao để kiếm được công việc trong mơ?

Bài viết này sử dụng từ “dưới chuẩn” bởi đó là cách hầu hết các ứng viên tự nhận mình bản thân mình như vậy khi họ nhìn thấy những thông tin việc làm nhất định. Tuy nhiên có một điều ngạc nhiên khi một chuyên gia nhân sự trò chuyện với họ nhận ra rằng những ứng viên này hầu hết đều đủ tiêu chuẩn đảm nhận công việc. Vậy điều gì khiến một người được xem là đáp ứng tiêu chí cho một công việc? Họ có những kỹ năng gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho một công việc cụ thể?

Làm thế nào bạn xác định được những kỹ năng tự cho là dưới tiêu chuẩn lại trở thành đủ điều kiện trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là 6 kỹ năng phổ biến thường được tìm kiếm, bạn đang sở hữu nhưng có thể không hiểu về chúng.

Phân tích

Hầu hết các công việc có liên quan đến số liệu đều cần kỹ năng phân tích. Nhân viên bán lẻ phân tích sản lượng bán hàng của họ trong tuần. Những nhà quản lý văn phòng phân tích ngân sách. Nhân viên marketing phân tích chiến lược, dữ liệu từ khách hàng. Nếu bạn nhìn thấy từ “phân tích” trong một bản mô tả công việc, hãy suy nghĩ kỹ về những gì bạn đang phải động não và đặt nó vào sơ yếu lý lịch của mình.

Khả năng ước lượng

Việc ước lượng kết quả của một tình huống là cách chúng ta vẫn thường thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nói điều gì đó thô lỗ với bạn gái của bạn? Bạn có thể ước lượng ra khả năng cao bạn chỉ mới bắt đầu một cuộc tranh cãi. Liệu địa điểm kinh doanh mà bạn vận hành có khiến công việc trở nên chậm chạp hơn vào đầu mỗi tháng? Bạn có thể xác định ra mình sẽ phải chủ động hơn vào đầu tháng để giữ vững sản xuất. Hãy suy nghĩ về những tình huống xảy ra trong công việc hiện tại của bạn và ước lượng kết quả. Sau đó đặt nó vào sơ yếu lý lịch của bạn.

Hỗ trợ

Bạn có hỗ trợ những khách hàng để tìm hàng hóa mà họ cần? Bạn có hỗ trợ những bộ phận khác để xử lý khối lượng công việc của họ? Bạn có hỗ trợ cấp trên làm việc với các báo cáo hay sắp xếp lịch trình làm việc của họ? Bạn có thể hỗ trợ mọi người bằng nhiều cách ngay cả trong công việc hiện tại mà bạn không nhận ra. Bạn chỉ cần gọi điều đó là “giúp đỡ”. Hãy suy nghĩ về những người bạn từng hỗ trợ, cách thực hiện và sau đó nêu rõ vào sơ yếu lý lịch của mình.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc

Nếu bạn phải hợp tác với các đồng nghiệp để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào và bạn luôn hoàn thành nhiệm vụ thì đây là những cơ hội chứng minh bạn có các kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Đây là một kỹ năng khó đưa vào một hồ sơ mặc dù nó cũng không kém phần quan trọng như “hỗ trợ”, “ước lượng”. Bởi vì không giống như các kỹ năng trên giao tiếp là một kỹ năng bạn hiển thị thông qua một hành động cụ thể.

Khi bạn viết “giao tiếp với đội ngũ 6 người để đạt những mục tiêu doanh số bán hàng ngày” thì rõ ràng điều này là không đủ. Điều này chỉ cho thấy rằng bạn đã giao tiếp với đồng nghiệp, nhưng không phải là bạn có một “kỹ năng giao tiếp xuất sắc”. Để thể hiện rõ chúng, bạn phải đi xa hơn. Bạn có thể bắn một viên đạn như sau “giao tiếp với đội ngũ 6 người để đạt những mục tiêu doanh số hàng ngày và doanh số những ngày sau đó tăng liên tục 10%”. Thực tế là khi bạn đưa ra được số liệu như tăng doanh thu 10% thì đây là những thứ giúp người phỏng vấn bạn hình dung rõ nhất “kỹ năng giao tiếp xuất sắc”.

Tự định hướng

Tự hướng cũng có thể được xem là làm việc một cách độc lập. Có công việc của bạn liên quan đến mở cửa hàng? Bạn có hoàn thành nhiệm vụ mà không cần nhiều chỉ dẫn từ người khác? Bạn đã bao giờ bắt đầu một kế hoạch khiến cho bộ phận của bạn hiệu quả hơn mà không được yêu cầu? Nếu có, hãy liệt kê nó vào sơ yếu lý lịch của bạn.

Làm việc tốt trong môi trường đồng đội

Về cơ bản điều này có nghĩa là bạn sẽ không làm việc một mình trong căn phòng nhỏ ở tầng hầm và không có đồng đội xung quanh. Kỹ năng này có nhiều phần giống như “kỹ năng giao tiếp xuất sắc” ở một khía cạnh nào đó là khi bạn cần phải kể một câu chuyện về cách bạn làm việc tốt với đội ngũ của mình. Tuy nhiên có một điểm khác biệt mà bạn cần chú ý sau.

Khi thể hiện kỹ năng này trong sơ yếu lý lịch nên luôn luôn chỉ ra những gì “bạn” đã làm và không phải những gì “chúng tôi” đã làm. Các công ty đang phỏng vấn bạn chứ không phải để tuyển dụng đội cũ của bạn. Họ đang thuê bạn. Bạn cần phải nói về đóng góp cho đội ngũ và cách đóng góp đó làm gia tăng giá trị mục tiêu tổng thể của nhóm hoặc dự án.

Bạn cũng cần phải suy nghĩ về cách bạn định nghĩa chữ “đồng đội”. Bạn có thể là nhân viên bán hàng và cạnh tranh với những người khác trong văn phòng nhưng nhà quản lý luôn nhìn các bạn như là một đội ngũ bán hàng. Các mục tiêu tổng thể của nhóm cũng là để tạo ra doanh thu cho công ty. Doanh thu của bạn đóng góp vào mục tiêu chung. Cũng như một người phục vụ trong nhà hàng, bạn có phần việc riêng của mình nhưng bạn đang cung cấp dịch vụ theo nhóm xét theo tổng thể cả nhà hàng và tất cả các bạn đang “bán” đồ ăn. Một khi bạn đã xác định được đội ngũ trong vai trò hiện tại, bạn có thể nhận ra được những đóng góp của mình và sau đó viết nó vào sơ yếu lý lịch.

Nguồn: Sưu tầm