Những nghề phù hợp với người nhút nhát

Lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe y tế… được xem là có nhiều công việc phù hợp với người có tính cách nhút nhát, hướng nội.

Sự nhút nhát có thể khiến nhiều công việc bình thường trong cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Khi bạn nhút nhát, ý nghĩ phải làm việc với những người khác trong một ngày bình thường khiến bạn trở nên lung túng, mất bình tĩnh. Điều này khiến bạn dễ bị thất nghiệp.

Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia tư vấn đã đưa ra thông tin giúp những người nhút nhát có thể thở phào nhẹ nhõm khi công bố những ngành nghề lý tưởng dành cho người có tính cách rụt rè. Điều này không chỉ giúp những người đang đi làm có thể tìm cơ hội thích hợp hơn mà còn giúp các bạn trẻ có định hướng nghề nghiệp cho bản thân ngay từ đầu.

1. Tài chính

Nếu những con số là sở trường của bạn, bạn có thể làm việc trong thế giới tài chính và vẫn duy trì tính cách hướng nội của mình. Một số người nhút nhát lại tỏ ra xuất sắc trong những công việc như chuyên gia tính toán, kế toán, phân tích tài chính, phân tích tín dụng và kiểm toán viên.

Đây là những công việc cho phép bạn giải quyết với những nghiên cứu và thủ tục giấy tờ nhiều hơn so với việc tham gia các cuộc họp hay giao tiếp với khách hàng.

2. Công nghệ

Kỹ sư phần mềm, các kỹ thuật viên và các nhà phân tích hệ thống máy tính là những công việc mà người nhút nhát có thể tỏa sáng.

Công nghệ là lĩnh vực có rất nhiều công việc phù hợp với những người có bản tính nhút nhát hay người có khả năng giao tiếp xã hội kém. Bởi đây là lĩnh vực bạn có thể làm việc đằng sau hậu trường một cách độc lập, ít phải giao tiếp, quảng giao với mọi người.

Kỹ sư phần mềm, các kỹ thuật viên và các nhà phân tích hệ thống máy tính là những công việc mà người nhút nhát có thể tỏa sáng.

3. Chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn là một người nhút nhát và đang quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ là người may mắn bởi vì đây là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất về việc làm và có một loạt các công việc dành cho người có tính cách này.

Khi bạn nghĩ về những công việc chăm sóc sức khỏe, tâm trí của bạn thường hướng đến các nhân viên chăm sóc đối diện với khách hàng hay bệnh nhân theo kiểu một đối một. Nhưng thực tế, trong lĩnh vực này, những người đứng sau hậu trường là rất cần thiết.

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, dược sĩ, nhân viên sửa chứa thiết bị y tế và các nhà nghiên cứu là nhóm hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên chăm sóc trực tiếp. Bên cạnh đó, bạn cần biết rằng, nhiều người nhút nhát vẫn làm tốt trong các vị trí mặt đối mặt như bác sĩ gây mê, dinh dưỡng và các trợ lý sức khỏe tại nhà.

4. Tiếp thị và bán hàng

Bạn có thể là nhà phân tích nghiên cứu thị trường, các nhà phân tích tiếp thị,…

Lĩnh vực tiếp thị và bán hàng có vẻ như là ác mộng đối với những người nhút nhát. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, vẫn có những vị trí lý tưởng dành cho bạn. Người sống hướng nội có xu hướng làm tốt ở các vị trí đòi hỏi sự tập trung, chẳng hạn như các nhà phân tích nghiên cứu thị trường, các nhà phân tích tiếp thị Internet.

5.  Giáo dục

Nếu bạn nhút nhát, là một giáo viên hoặc hiệu trưởng trường tiểu học có thể không phải công việc lý tưởng vì phải tiếp xúc nhiều với phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, vị trí nhân viên thư viện, tư vấn hướng dẫn và làm công tác lưu trữ có xu hướng phù hợp cho những người nhút nhát trong lĩnh vực giáo dục.

6. Thiết kế sáng tạo

Những người hướng nội làm việc tốt trong các công việc như biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, phát triển website,…

Nếu bạn là người sáng tạo nhưng lại hơi nhút nhát, sẽ có những công việc liên quan đến thiết kế sáng tạo dành cho bạn.

Theo nghiên cứu, những người hướng nội làm việc tốt trong các công việc như biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, phát triển website, nhà văn tự do, viết quảng cáo, các nhà thiết kế công nghiệp và kiến ​​trúc sư cảnh quan… Những công việc này cho phép bạn thỏa sức sáng tạo trong một môi trường cá nhân hơn.

Theo Ehow/Infonet

Top 6 Điều Không Nên Xuất Hiện Trong CV Của Bạn

Mới ra trường không kinh nghiệm thì phải tìm việc làm sao?

TOP 10 Điều Tối Kỵ Bạn Không Nên Nói Trong Một Buổi Phỏng Vấn

Tại Sao CV Của Bạn Bị Ném Vào Sọt Rác?

“Rải” CV Như Thế Nào Là Đúng Cách ?