Sử Dụng Cửa Sổ Johari Để Hiểu Mà Thương (Phần 2)

Sử Dụng Cửa Sổ Johari Để Hiểu Mà Thương (Phần 2)

Trong bài viết lần trước chúng ta đã cùng được tìm hiểu về bốn ô cửa trong cửa sổ Johari nhưng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi:“Sử dụng cửa sổ Johari  để hiểu mà thương thế nào?” bài viết lần này sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời.

Cùng đến với một câu chuyện tình đẹp mộng mơ để xem cửa sổ Johari sẽ được sử dụng thế nào nhé.

Tình huống: Nam là một tên con trai bình bình trong lớp, còn nàng là Mai cô hoa khôi xinh đẹp của trường. Dù học hành, ngoại hình, tính tình cái gì cũng tốt nhưng đến giờ cả hai vẫn là “những người độc thân vui tính”. Nhưng… Nam có một bí mật không ai biết đến đó là cậu đã thầm thương trộm nhớ Mai từ lâu. Cậu có khả năng gây cười và đem lại không khí vui vẻ cho những nhóm mà cậu có mặt nhưng bản thân Nam không hề nhận ra mình có khiếu hài hước. Tình cờ thay, Mai lại nhận ra và cũng bắt đầu để ý đến cậu. Nhưng vẫn còn điều bí mật trong câu chuyện này đấy. Hãy cùng phân tích trên mô hình cửa sổ Johari để xem cặp đôi đang trong quá trình tìm hiểu để yêu thương này sẽ thế nào nhé.

Dưới đây là những phân tích dựa trên cửa sổ Johari từ góc nhìn của Nam.

Ô mở: Điều mọi người đều biết rằng mình và Mai là những người độc thân hay ngôn ngữ bình dân gọi là “Ế”.

Ô mù: Mấy cô bạn của Mai vừa bật mí cho mình rằng Mai rất thích việc mình thường đem lại nụ cười cho mọi người nhưng tại sao trước giờ mình không nhận ra điều đó nhỉ?, Nam tự hỏi.

Ô ẩn: Mình vẫn luôn giữ bí mật về tình cảm dành cho Mai, trừ mình ra chẳng ai biết về nó cả.

Ô đóng: Và đây chính là bí mật của mối quan hệ này. Mai không biết rằng Nam sở hữu một giọng hát rất ấm áp và bản thân cậu ấy cũng chưa bao giờ nhận thấy điều này. Vậy làm thế nào mà cả hai lại phát hiển ra được bí mật này?

Hãy cùng đón xem phần tiếp theo – phần cuối của chuỗi bài viết Sử dụng cửa sổ Johari để hiểu mà thương. Trong phần này Internship sẽ tiết lộ cho các bạn câu trả lời cho câu hỏi: “Mối quan hệ này làm sao để có thể phát triển? Và mô hình Johari sẽ giúp được điều gì?”

Hẹn gặp lại các bạn.

Tài liệu tham khảo:

‘Group Processes – An Introduction to Group Dynamics’ by Joseph Luft, first published in 1963; and

‘Of Human Interaction: The Johari Model’ by Joseph Luft, first published in 1969.

Johari Window Model and Free Diagrams (n.d.). Truy xuất từ https://www.businessballs.com/self-awareness/johari-window-model-and-free-diagrams-68/#toc-2

Cửa sổ Johari (n.d.). Truy xuất từ http://15phut.vn/bai-viet-hay/c%E1%BB%ADa-s%E1%BB%95-johari/

Kỹ năng trong giao tiếp: Phần 3 – Khái niệm “cửa sổ Johari” và cách áp dụng (n.d.). Truy xuất từ http://www.techrum.vn/threads/k-nang-trong-giao-tip-phn-3-khai-nim-ca-s-johari-va-cach-ap-dung.62631/

Xem đầy đủ các phần tại link dưới đây :

Sử Dụng Cửa Sổ Johari Để Hiểu Mà Thương (Phần 1)

Sử Dụng Cửa Sổ Johari Để Hiểu Mà Thương (Phần 3)

Biên tập: Phương Nguyễn – Cổng Thông Tin Thực Tập Internship.edu.vn