Bạn nên cảnh giác khi người ta không hỏi về lí lịch hay kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Thực tế mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng và nếu có ý định tìm người làm nghiêm túc, ngay trong các quảng cáo đều phải có yêu cầu về lý lịch ứng viên.
Từ những người luôn bận rộn với việc chăm sóc gia đình cho đến các tân cử nhân mới chập chững trên con đường sự nghiệp, hẳn ai cũng muốn có cơ hội tìm công việc để làm tại gia. Công việc cho họ sự chủ động về thời gian, họ có thể chăm lo gia đình nhiều hơn.
Những công việc như vậy không hiếm nhưng cũng không phải quá nhiều để bạn cứ muốn là có. Với loại công việc này, mọi người thường liên lạc với nhau qua điện thoại, email và thanh toán tiền lương qua tài khoản. Sự không trực tiếp này nhiều khi dễ khiến người tìm việc mắc sai lầm hoặc ngẩn ngơ vì phát hiện ra mình bị lừa. Nhiều những quảng cáo rao vặt nhan nhản trên mạng nhưng ai dám chắc trong số đó có bao nhiêu phần trăm sự thật.
Christine Durst – đồng tác giả của cuốn “Làm việc tại gia và những điều cần biết” đưa ra lời khuyên cho những người quan tâm đến điều này:
Trước hết, hãy thuyết phục người quản lý của bạn rằng mạng Internet giải pháp tốt và an toàn nhất để bạn làm việc tại gia. “Điều quan trọng là phải có kế hoạch, cả kế hoạch trung và dài hạn. Khi đã có kế hoạch, bạn phải đưa ra được hướng triển khai cho hiệu quả. Điều đó sẽ khiến sếp chấp nhận đề nghị của bạn, cho bạn được làm việc tại nhà. Durst cũng đưa ra một số mẹo nhỏ giúp bạn thuyết phục sếp:
– Cần tạo được ấn tượng tốt ban đầu
– Vạch ra những lợi ích đối với công ty.
– Luôn hoàn thành những công việc hàng ngày cũng như các chỉ tiêu dài hạn
– Lập thời gian biểu và linh hoạt khi làm việc.
– Có phương pháp để xác định thành quả của bạn.
– Cho sếp thấy rằng có bạn là một may mắn cho công ty
– Mô tả không gian cũng như thiết bị làm việc tai nhà của bạn.
Tìm kiếm một công việc tại gia cũng giống như bắt đầu một công việc mới mà văn phòng công ty chính là nhà của bạn. Bạn nên tìm ở các địa chỉ nổi tiếng hay những nơi chuyên cung cấp thông tin việc làm với các từ khóa như hợp đồng độc lập, làm việc từ xa…
Nhiều công việc cần tuyển người làm từ xa nhưng lại không quảng cáo rộng rãi. Vì vậy, tạo lập mối quan hệ, quen biết rộng sẽ giúp bạn tìm được những thông tin cần thiết cũng như tạp lập uy tín đối với nhà tuyển dụng, nhất là khi người bảo đảm về năng lực của bạn.
Hãy chuẩn bị thật kĩ để thể hiện khả năng của bạn. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm ra ứng viên tốt nhất, nên bạn cứ dành thời gian nghiên cứu về công ty để chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc chứ không phải chỉ làm việc tại nhà cho có việc.
Theo Sara Sutton Fell là một chuyên gia về thị trường việc làm và hiện đang điều hành dịch vụ chuyên về việc làm tại gia và công việc tạm thời, chắc chắn có những điều bạn cần xem xét kỹ để chắc chắn đó là những việc làm hợp pháp: tên công ty, tên miền thư điện tử có phù hợp với địa chỉ công ty hay không, liệu công việc đó có thực không hay chỉ là lừa đảo và bạn có được trả thù lao xứng đáng không…
Durst nói thêm rằng, bạn cũng nên cảnh giác khi người ta không hỏi về lí lịch hay kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Thực tế mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng và nếu có ý định tìm người làm nghiêm túc, ngay trong các quảng cáo đều phải có yêu cầu về lý lịch ứng viên.
Bất ngờ bạn nhận được email quảng cáo về việc làm tại nhà. Hãy suy nghĩ về việc tại sao một người nào đó ở rất xa lại có thể biết bạn đang muốn tìm việc làm.
Durst khuyến cáo: “phép lạ này có thể xảy ra, miễn là nó không phải spam”. Nếu bạn nhận được lời mời làm việc mà không phải spam, đó có thể là một sự lừa đảo. Điều này bắt nguồn từ việc địa chỉ hòm thư của bạn xuất hiên trong danh sách những người thường xuyên truy cập vào các trang web tìm việc làm.
Ngay cả khi hài long với công việc vừa tìm được, bạn cũng đừng nên chủ quan. Tót hơn hết là nên kiểm tra lại một chút, bằng cách xem trang web, tìm tên công ty với từ khóa “khiếu nại” hay “lừa đảo” để xác nhận chính xác hơn.
Tran Thanh Thuy Tien
Internship.edu.vn