TRÌ HOÃN LÀ CÁCH CON NGƯỜI TA NÉ TRÁNH CẢM XÚC TIÊU CỰC?

“Căn bệnh” nãy đã luôn ám ảnh con người ta suốt hàng thế kỷ. Đó là khi bạn làm một việc mặc dù bạn biết bạn nên làm việc khác.

Trì hoãn là hành động né tránh làm những công việc mà bản thân bạn biết bạn cần phải làm ngay lập tức. Vì vậy, cho dù bạn gọi nó là sự trì hoãn hay bất ổn hay điều gì khác, chung quy nó chính là thứ ngăn cản bạn hoàn thành những mục tiêu bạn đặt ra.

Bạn có một bài kiểm tra quan trọng trong tuần tới và bạn biết rằng từ đến lúc đó bạn cần phải bắt tay vào bài tập ngay nhưng… 

Não: “Ê, mở Youtube xem clip drama này vui lắm =)) Xem xong tụi mình làm bài liền!”
….
Não: “Ê kiếm gì ăn đi. Đói là không làm bài nổi đâu!”
….
Não: “Ê tính ra cũng còn mấy ngày ôn bài lận lo gì =)) Đi quẫy tiếp mai rồi học”
….
Não: “Ê……”

Kết cục như thế nào thì chắc ai cũng hiểu.

Thôi thì cùng INTERNSHIP.EDU.VN tìm cách “chữa trị căn bệnh” này nhé!

Trì hoãn là cách con người ta né tránh cảm xúc tiêu cực?

Sự trì hoãn được cho là xuất phát từ phản ứng cảm xúc của bạn đối với bất cứ điều gì mà bạn đang tránh
Sự trì hoãn được cho là xuất phát từ phản ứng cảm xúc của bạn đối với bất cứ điều gì mà bạn đang tránh

Sự trì hoãn được cho là xuất phát từ phản ứng cảm xúc của bạn đối với bất cứ điều gì mà bạn đang tránh. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là hiện tượng “phục hồi tâm trạng” (hay mood-, xảy ra khi chúng ta tránh những cảm giác khó chịu liên quan đến công việc bằng cách dành thời gian cho các hoạt động tạo cảm giác vui vẻ, dễ chịu như chơi game, nghe nhạc, xem phim,…

Tất nhiên, việc nâng cao tâm trạng bằng cách né tránh công việc chỉ là phương pháp tác dụng ngắn hạn. Các nghiên cứu của sinh viên đại học đã tìm thấy thói quen bỏ qua nhiệm vụ chỉ làm tăng cảm giác tiêu cực sau này.

Điều này đưa chúng ta đến một góc nhìn quan trọng thứ hai về lý do tại sao chúng ta trì hoãn.

Nghiên cứu tâm lý học hành vi đã tiết lộ một hiện tượng gọi là “sự không nhất quán về thời gian”. Nó giải thích tại sao sự trì hoãn dường kiểm soát chúng ta mặc dù chúng ta không hề có ý định đó. Sự không nhất quán về thời gian đề cập đến xu hướng coi trọng kết quả thấy được ngay lập tức cao hơn kết quả trong tương lai của con người.

Cách tốt nhất để hiểu điều này là bằng cách tưởng tượng rằng bản thân bạn gồm hai người: một người là chính bạn trong hiện tại và một người là chính bạn trong tương lai. Khi bạn đặt mục tiêu cho bản thân – như giảm cân hoặc viết sách hoặc học ngôn ngữ – bạn thực sự đang lên kế hoạch cho tương lai của mình.

Một người là chính bạn trong hiện tại và một người là chính bạn trong tương lai
Cách tốt nhất để hiểu điều này là bằng cách tưởng tượng rằng bản thân bạn gồm hai người: một người là chính bạn trong hiện tại và một người là chính bạn trong tương lai

Tuy nhiên, trong khi bạn của tương lai đặt mục tiêu thì chỉ có bạn của hiện tại mới có thể hành động. Đến lúc đưa ra quyết định, bạn không đưa ra lựa chọn cho bạn của tương lai mà cho chính bạn của hiện tại. Bộ não của bạn trong hiện tại chỉ đang nghĩ về hiện tại. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bản thân hiện tại của một con người luôn thích sự hài lòng tức thì hơn dài hạn.

Bạn không thể dựa vào kết quả và phần thưởng lâu dài để thúc đẩy bản thân hiện tại. Thay vào đó, bạn phải tìm cách chuyển phần thưởng trong tương lai vào thời điểm hiện tại. Bạn phải làm cho kết quả trong tương lai trở thành kết quả của hiện tại.

Làm sao để ngưng sự trì hoãn?

Làm sao để ngưng trì hoãn và bắt tay hành động?
Làm sao để ngưng trì hoãn và bắt tay hành động?

Cách 1: Tạo ra phần thưởng ngay lập tức để thúc đẩy bản thân của hiện tại

Nếu bạn có thể tìm ra cách làm cho lợi ích của các lựa chọn dài hạn trở nên ngay lập tức hơn, thì việc tránh sự trì hoãn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một trong những cách tốt nhất để mang phần thưởng trong tương lai vào thời điểm hiện tại là với một chiến lược được gọi là gói cám dỗ.

Gói cám dỗ là một khái niệm xuất phát từ nghiên cứu kinh tế học hành vi được thực hiện bởi Katy Milkman tại Đại học Pennsylvania. Nói một cách đơn giản, chiến lược cho thấy bạn bó một hành vi tốt cho bạn về lâu dài với một hành vi cảm thấy tốt trong ngắn hạn.

Dưới đây là một vài ví dụ phổ biến về gói cám dỗ:

  • Chỉ xem bộ phim bạn yêu thích sau khi tập thể dục
  • Chỉ được nghe những bài hát yêu thích khi bạn đang làm việc nhà
  • Chỉ ăn tại nhà hàng yêu thích của bạn khi bạn chốt được một đơn hàng mang lại nhiều lợi nhuận.
Cách 1: Tạo ra phần thưởng ngay lập tức để thúc đẩy bản thân của hiện tại
Cách 1: Tạo ra phần thưởng ngay lập tức để thúc đẩy bản thân của hiện tại

Cách 2: Tạo ra những hậu quả tức thì cho hành động trì hoãn

Có nhiều cách để buộc bạn phải trả chi phí trì hoãn sớm hơn là muộn hơn.

Ví dụ, nếu bạn tập thể dục một mình, bỏ qua việc tập luyện vào tuần tới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Chi phí trì hoãn tập thể dục chỉ trở nên dễ nhận thấy sau nhiều tuần và nhiều tháng không luyện tập. Tuy nhiên, nếu bạn cam kết tập với một người bạn vào lúc 7 giờ sáng ba ngày trong tuần thì chi phí bỏ qua việc tập luyện của bạn sẽ trở nên dễ nhận thấy hơn. Bỏ lỡ nhiều buổi tập và bạn trông giống như một tên ngốc lười biếng.

Cách 2: Tạo ra những hậu quả tức thì cho hành động trì hoãn
Cách 2: Tạo ra những hậu quả tức thì cho hành động trì hoãn

Cách 3: “Thiết kế” hành động tương lai của bạn

Một trong những công cụ yêu thích mà các nhà tâm lý học sử dụng để vượt qua sự trì hoãn được gọi là một phương thức cam kết. Phương thức cam kết này có thể giúp bạn ngừng trì hoãn bằng cách thiết kế các hành động trong tương lai của bạn trước thời hạn.

Ví dụ, bạn có thể hạn chế thói quen ăn uống trong tương lai bằng cách mua thực phẩm trong các gói nhỏ riêng lẻ thay vì một gói lớn. Bạn có thể ngừng lãng phí thời gian trên điện thoại bằng cách xóa các trò chơi hoặc ứng dụng như Whatsapp, Tiktok, Facebook,…

Bạn có thể xây dựng quỹ khẩn cấp bằng cách thiết lập chuyển tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm của mình. Đây là tất cả các ví dụ về các thiết bị cam kết giúp giảm tỷ lệ trì hoãn.

Cách 3: “Thiết kế” hành động tương lai của bạn
Cách 3: “Thiết kế” hành động tương lai của bạn

Cách 4: Làm cho nhiệm vụ bạn đặt ra dễ dàng đạt được hơn

Như chúng ta đã đề cập, sự trì hoãn thường xuất hiện vào thời điểm bắt đầu hành động. Nhưng nếu một khi bạn đã bắt đầu rồi thì việc tiếp tục hành động để hoàn thành công việc sẽ dễ dàng hơn. Do đó, khi mục tiêu của bạn dễ dàng bắt đầu thì bạn sẽ ít cảm giác muốn trì hoãn hơn.

Một cách tuyệt vời khác để làm cho mục tiêu dễ đạt được hơn chính là chia nhỏ nó thành một chuỗi nhiều mục tiêu nhỏ. Ví dụ, hãy xem xét năng suất của nhà văn nổi tiếng Anthony Trollope. Ông đã xuất bản 47 cuốn tiểu thuyết, 18 tác phẩm non-fiction, 12 truyện ngắn, 2 vở kịch, và một loạt các bài báo… Làm sao anh ta làm điều đó? Thay vì đo lường sự tiến bộ của anh ấy dựa trên việc hoàn thành các chương hoặc sách, Trollope đã đo lường sự tiến bộ của anh ấy trong khoảng thời gian 15 phút. Anh ta đặt mục tiêu 250 từ mỗi 15 phút và anh ta tiếp tục mô hình này trong ba giờ mỗi ngày. Cách tiếp cận này cho phép anh ta tận hưởng cảm giác hài lòng khi hoàn thành 250 từ cứ sau 15 phút trong lúc thực hiện mục tiêu lớn là viết một cuốn sách.

Làm cho nhiệm vụ của bạn dễ dàng đạt được rất quan trọng vì hai lý do sau đây:

  • Các chuỗi mục tiêu nhỏ giúp duy trì thực hiện mục tiêu lớn trong thời gian dài.
  • Bạn hoàn thành một nhiệm vụ càng nhanh, càng hiệu quả thì thái độ của bạn về năng suất trong công việc sẽ ngày càng tăng.
Cách 4: Làm cho nhiệm vụ bạn đặt ra dễ dàng đạt được hơn
Cách 4: Làm cho nhiệm vụ bạn đặt ra dễ dàng đạt được hơn

Đến đây thì các bạn hình dung được vấn đề chưa nè? Có 4 phương pháp để bạn lựa chọn. Bạn hãy chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
Internship.edu.vn chúc bạn thành công nhé!

Biên tập: Linh Nguyen – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

4 Cách Vượt Qua Hội Chứng Kẻ Mạo Danh Để Tin Tưởng Vào Bản Thân Mình

10 Trang Web, Ứng Dụng Miễn Phí Giúp Bạn Thư Giãn Tốt Nhất Sau Giờ Học

Ikigai – Bí Mật Của Người Nhật Giúp Giải Mã Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn

10 Bài Trắc Nghiệm Miễn Phí – Khám Phá Bản Thân

Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan