TRÍ NHỚ KÉM??? ĐÃ CÓ BÍ QUYẾT GHI NHỚ THÔNG TIN VÀ HỌC TẬP HIỆU QUẢ DÀNH CHO BẠN!

TRÍ NHỚ KÉM??? ĐÃ CÓ BÍ QUYẾT GHI NHỚ THÔNG TIN VÀ HỌC TẬP HIỆU QUẢ DÀNH CHO BẠN!

Bộ nhớ của con người bao gồm hai thành phần: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Để bảo vệ bộ não khỏi việc quá tải bởi những thông tin “rác” không cần thiết, tất cả mọi thông tin mới mẻ mà bạn thu nhận, ban đầu sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn. Nếu không lặp lại hoặc sử dụng đến chúng, bạn sẽ nhanh chóng quên đi. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, bộ não có thể quên đi đến hơn một nửa những gì mà mình vừa học được. Trong khi đó, nếu thời gian là một tuần, những gì bạn còn nhớ chỉ còn khoảng 20%.

Vậy làm thế nào để ghi nhớ thông tin hiệu quả và cải thiện trí nhớ của bạn?

Đầu tiên, bạn cần phải xác định:

Loại thông tin nào thường gây ấn tượng lâu và được bạn ghi nhớ tốt nhất?

Âm thanh, Hình ảnh, Động tác hay Từ ngữ?

TRÍ NHỚ TƯỢNG THANH

Nếu bạn dễ dàng ghi nhớ những gì bạn nghe thấy được, như: cuộc đối thoại, lời giảng của thầy cô, lời bài hát,… có thể bạn có trí nhớ tượng thanh.

Đối với loại trí nhớ này, việc bạn cần làm để cải thiện trí nhớ là:

Đọc to và lặp đi lặp lại: Đây chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Bạn hãy đọc bài lần thứ nhất nhưng chỉ 1 đoạn ngắn hoặc 1 vài câu đầu, sau đó không nhìn vào bài và nói to những gì mình mới được đọc cho đến khi nhớ. Tiếp tục đọc lại lần thứ 2 nhưng lần này đọc nhiều hơn, thêm vài câu hoặc thêm 1 đoạn nữa. Tiếp tục lặp lại như vậy cho đến hết bài.

Ghi âm: Một cách khác giúp bạn ghi nhớ lâu hơn đó là thu âm lại những gì bạn đã học thuộc và khi đi ngủ thì nghe lại. Cách này sẽ giúp bạn củng cố lại trí nhớ và những kiến thức đã học sẽ in sâu hơn vào trong đầu bạn. Nếu bạn có thể và nếu được cho phép thì bạn có thể ghi âm hoặc thu hình bài học của mình. Sau khi kết thúc buổi học, hãy mở ra nghe lại 2-3 lần, ít hay nhiều bạn cũng sẽ ghi nhớ được một số kiến thức mới.

TRÍ NHỚ TƯỢNG HÌNH

Nếu sau khi nhìn thật lâu vào một sự vật, bạn có thể hiểu và nắm bắt thông tin từ sự vật đó một cách nhanh chóng, ví dụ: khi bạn nhìn lâu vào một tấm biển hiệu quảng cáo, bạn dễ dàng ghi nhớ những dòng thông tin cùng như màu sắc trên tấm biển hiệu đó. Có thể bạn là người có trí nhớ tượng hình, tức là ghi nhớ qua thị giác.

Khi trí nhớ của bạn là trí nhớ tượng hình, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không gian yên tĩnh: Bạn cần phải ở nơi mà không có sự tác động hoặc làm phiền nào. Tránh ngồi gần TV, máy tính hoặc bất cứ thứ gì có thể thu hút ánh nhìn của bạn.

Tô màu: Bạn có thể sử dụng bút highlight để tô màu những điểm chính cần ghi nhớ.

Đặt các tờ giấy cần ghi nhớ ở nơi bạn thường thấy nhất: Ví dụ, ngay góc học tập, cửa ra vào, cửa tủ lạnh, trên bàn hoặc bất cứ nơi nào để bạn có thể dễ dàng bắt gặp thấy chúng và việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn.

Thường xuyên viết lại những thứ cần ghi nhớ: Nếu có thể thì mỗi ngày khi bạn nhìn thấy các tờ giấy ghi nhớ của mình, bạn có thể viết lại chúng mà không cần xem qua và thay thế tờ giấy cũ.

TRÍ NHỚ VẬN ĐỘNG

Nếu bạn học và ghi nhớ tốt nhất khi bạn cử động tay, hoặc chạm vào để bạn cảm thấy được sự hiện hữu của thứ mà bạn muốn ghi nhớ, đặc biệt là bạn có năng khiếu về nghệ thuật, nấu ăn, xây dựng,.. thì có thể bạn là người có trí nhớ vận động.

Một số lưu ý dành cho bạn:

Không gian học: Bạn cần một nơi để bạn có thể di chuyển xung quanh.

Sáng tạo: Cố gắng tạo ra hoặc tưởng tượng những bài học cần nhớ là như thế nào, bắt chước từng chi tiết của bài học. Ví dụ: bạn muốn ghi nhớ một bài thơ, hãy thử minh họa cho bài thơ đó bằng một điệu múa hay vẽ minh họa nội dung bài thơ đó ra giấy.

Ghi nhớ tóm tắt: Nếu bạn cần phải ghi nhớ các khái niệm trừu tượng và rất khó để biến chúng thành vật thể thực tế thì bạn có thể viết nó ra giấy. Ví dụ: bạn cần ghi nhớ số pi, bạn có thể viết từng con số ra mỗi mảnh giấy khác nhau và sau đó ghép chúng lại.

Áp dụng những cách ghi nhớ của trí nhớ tượng thanh và trí nhớ tượng hình.

TRÍ NHỚ TỪ NGỮ – LOGIC

Nếu bạn là người có trí nhớ loại này, vậy bạn có khả năng ghi nhớ những thứ bạn đọc.

Lặp lại một lần nữa và viết ra tờ giấy: Viết thêm những câu hỏi mặt sau của tờ giấy, bạn có thể chú thích, vẽ hình,…

Kiểm tra: Sau khi cảm thấy mình đã nhớ được rồi thì bạn có thể kiểm tra bằng cách trả lời câu hỏi mà không cần nhìn mặt kia.

Học nhóm: Bạn có thể tìm thêm bạn để học cùng và sau đó 2 người kiểm tra nhau, hoặc để thoái mái hơn thì là bạn bày cho người đó những gì bạn đã học và người đó cũng bày lại bạn nhưng có thể mỗi người đều có những cách diễn giải khác nhau nên sẽ bổ sung những thiếu sót.

GHI NHỚ DÀI HẠN

Trên đây là một số gợi ý về cách cải thiện trí nhớ và giúp bạn nhớ thông tin lâu hơn. Tuy nhiên, những cách này chỉ giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn của bạn. Thông tin được nạp vào bộ nhớ con người và sẽ mất dần theo thời gian với một tốc độ rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ôn lại thông tin cần nhớ để củng cố trí nhớ và biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.

Quy luật bộ não trí nhớ của chúng ta sẽ quên sau 24h, 10 ngày và 2 tuần. Vì vậy, việc ôn luyện trong vòng 24h, 10 ngày và 2 tuần là rất cần thiết và sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu dài. Nhắc lại thông tin càng nhiều lần, thông tin càng trở nên khó quên và tốc độ quên sẽ giảm đến mức thấp nhất hoặc không bao giờ quên.

Có thể nói, để cải thiện trí nhớ, cần có một sự kiên trì bền bỉ và nỗ lực không ngừng.

Hi vọng những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn thành công trong việc nâng cao khả năng ghi nhớ của bản thân!

Nguồn: chiasewiki.com

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

Ikigai – Bí Mật Của Người Nhật Giúp Giải Mã Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn

16 Nhóm Tính Cách – BẠN LÀ AI? (MBTI)

4 Cách Vượt Qua Hội Chứng Kẻ Mạo Danh Để Tin Tưởng Vào Bản Thân Mình

Một Số Kỹ Năng Giúp Bạn Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc

Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan