[Kinh nghiệm] Thực Tập Lấy Kinh Nghiệm: Nên Hay Không?

Thực tập lấy kinh nghiệm: Nên hay không?

Chỉ cần gõ vào Google cụm từ tìm kiếm: “Thực tập lấy kinh nghiệm”, ngay lập tức sẽ có

được 6.320.000 kết quả chỉ sau 0,14 giây. Chuyện sinh viên năm cuối hoặc sinh viên mới ra

trường tất bật tìm nơi thực tập để lấy kinh nghiệm không phải là hiếm. Thậm chí có nhiều

bạn trẻ sẵn sàng “rao” trên mạng chấp nhận thực tập không lương. Tuy nhiên, việc đó nên

hay không lại còn là chuyện… phải bàn!

 

Thực tập: Cơ hội thử sức quý giá!

Đã là nhân viên chính thức hơn hai năm tại một công ty Du lịch lữ hành, nhưng nhớ đến

thời gian thực tập của mình, Nguyễn Hoàng Oanh (cựu sinh viên trường Cao đẳng Du

Lịch Sài Gòn) vẫn còn hồ hởi: “Gần tốt nghiệp, mình đắn đo mãi không biết về đâu.

Vậy là quyết định gửi đơn xin thực tập không lương tại một vài công ty lữ hành để lấy kinh

nghiệm và được công ty hiện giờ nhận. Mình đã rất nỗ lực suốt khoảng thời gian đó,

làm việc không nề hà dù không hề có lương nên đến khi kết thúc kỳ thực tập, công ty

đã đề nghị mình ở lại, ký hợp đồng luôn!”.

alt

 

 

Không đợi đến năm cuối như Oanh, bạn Lê Nguyễn Anh Minh (Khoa Báo chí – trường ĐH

KHXH & NV) chủ động tìm đến một tòa soạn báo ngay từ năm 2, khi nhà trường chưa hề

có yêu cầu đi thực tập để xin được cộng tác, làm mọi việc vặt trong tòa soạn. “Không

có lương, nhưng mình có được những khoản nhuận bút nho nhỏ cho các tin bài được đăng.

Cứ ngoài giờ học là mình đến ngay tòa soạn, làm bất cứ việc gì các anh chị phóng viên

sai bảo. Càng làm, càng yêu nghề, quen việc và có kinh nghiệm hơn. Đến thời điểm cuối

năm 3, khi các bạn trong lớp túi bụi tìm nơi thực tập thì mình đã được các anh chị ở tòa

soạn tiếp nhận ngay. Và khi mình cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp thì Ban biên tập cũng

quyết định cho ký luôn hợp đồng dài hạn”.

 

alt

 

 

Quả thật, quá trình thực tập chính là trải nghiệm quý giá cho các bạn trẻ, để “chạm thử” vào

ngưỡng cửa thực tế và học hỏi, trưởng thành hơn trước khi rời ghế nhà trường. Thực tập là

cơ hội để tìm hiểu, làm quen với công việc trong tương lai, là dịp may để thể hiện mình.

Nhiều bạn trẻ, chỉ sau thời gian thực tập đã được ký hợp đồng, nhận vào chính thức.
Tuy
nhiên, thực tế không phải bạn trẻ nào cũng biết cách chủ động, thật sự coi trọng
kỳ thực tập của mình như thế…

 

Đừng thực tập, nếu như…

Anh Nguyễn Hoàng Nam, một Trưởng phòng Nhân sự nhiều kinh nghiệm với việc nhận

thực tập sinh thẳng thắn: “Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận chuyện một thực tập sinh chưa
kinh nghiệm, còn vụng về, va vấp, thậm chí phải cầm tay chỉ việc mới làm được.

Tuy nhiên, chúng tôi cần các bạn trẻ đó phải thật sự trung thực, chịu khó, khiêm tốn,

hăng hái, nhiệt tình và nỗ lực tối đa để làm tốt những phần việc được giao. Chúng tôi rất

ngán ngẩm nếu gặp thực tập sinh vào công ty chỉ làm qua loa cho xong việc, bảo làm gì

cũng chối đây đẩy, than vãn. Tệ hơn nữa là những thực tập sinh… láu cá và xu nịnh.

Các bạn trẻ ấy cứ cố tìm cách lấy lòng sếp bằng quà cáp, tưởng rằng đó là cách tốt để đạt

điểm cao sau mỗi kỳ thực tập của mình…”.

 

alt

 

 

Biết đấy chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, song quả thật tình trạng anh Nam nói

không phải là không có. Nghĩ rằng mình đang “làm không lương”, nhiều bạn trẻ chỉ làm cho

có các việc được giao, thậm chí việc nào hơi nặng nhọc, phải đi lại nhiều một chút thì lập tức…
đẩy cho người khác. Có bạn, vào thực tập chưa mấy ngày đã lên facebook ra rả với

bạn bè kể xấu công ty, cho rằng công ty “ép người quá đáng” khi bắt mình phải đi rửa ly tách,

lau chùi bàn ghế, trong khi thực tế những việc vặt ấy chỉ chiếm của bạn không quá 15 phút.

 

alt

 

 

Thực tập lấy kinh nghiệm: Nên hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào chính bạn.

Tuy nhiên, đừng thực tập, nếu như bạn thậm chí còn không xác định được mìn mong muốn

điều gì ở nơi mình xin thực tập. Đừng thực tập, nếu như bạn không sẵn sàng chấp nhận gian khổ,
thử thách, không quyết tâm làm tốt nhất từng việc thật nhỏ được giao,

cho dù đó chỉ là việc… yêu cầu dọn giúp một kệ sách, một cái bàn! Thực tế, người ở cấp

bậc quản lý dư sức đánh giá tính cách của bạn qua từng việc giản đơn, “vặt vãnh” như thế.

Đừng thực tập, nếu như bạn vẫn còn tâm niệm rằng mình sẽ dùng những mánh khóe

để qua mặt cấp trên, để “đánh bóng” kết quả cuối kỳ. Bởi vì nếu bạn làm những điều ấy,

chẳng những bạn không học hỏi, thu nhận được kết quả tốt đẹp nào cho chính mình sau

kỳ thực tập mà còn có thể để lại những điều tiếng lâu dài. Lời khuyên của một Trưởng phòng
Nhân sự trên đây hẳn đáng cho các bạn trẻ chuẩn bị thực tập lấy kinh nghiệm cân

nhắc và suy nghĩ.  (Theo Kim Nhường – Sức sống mới)