Tại Sao Lập Kế Hoạch Lại Khiến Bạn Trở Thành Một Kẻ Thất Bại – Phần 1

Workingskills.net tin rằng 99.98% bạn đang đọc bài bài viết này đã từng xông xáo, hùng hổ lập cho mình những bản kế hoạch “ hoành tá tràng”. Thú nhận đi! Những ai trong số các bạn thật sự đã làm theo?

“Kế hoạch là một thứ tẻ nhạt, gò bó và không cho phép bạn có nhiều thời gian để thư giãn và làm những gì bạn thích”. Xin thưa! Điều đó hoàn hoàn “ không chính xác”. Tại sao ư? Trong thực tế, việc tạo lập và gắn bó với một kế hoạch học tập, làm việc hợp lý khiến bạn có nhiều thời gian rảnh trong cuộc sống. Bạn muốn có nhiều thời gian cho bạn bè, gia đình? Muốn dẫn người yêu đi chơi? Hay xui hơn có nhiều thời gian tìm kiếm “ em gái mưa” “ Anh trai mưa” ? Hay làm những gì bạn thích?


Hãy suy nghĩ về tương lai “ lung linh” nhờ vào việc lập kế hoạch nào. Xin chào “ những kẻ thất bại trong việc thực hiện kế hoạch”. Hôm nay Workingskills.net giúp bạn chuẩn bệnh → Tại sao mọi kế hoạch học tập và làm việc của bạn đều thất bại. Cũng như, “Chữa bệnh”  → Thực hiện kế hoạch của bạn mà không cần dùng tới bất cứ một nỗ lực nào.

Tại sao bạn là một kẻ thất bại tệ hại trong việc thực hiện kế hoạch?

Lý do đầu tiên: Bạn cảm thấy mất nhiều nỗ lực để thành lập một kế hoạch

Lên kế hoạch học tập hay công việc đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ phải thực hiện những điều sau đây:

  • Liệt kê những mục tiêu của bạn.
  • Thành lập những công việc cần làm để đạt được những mục tiêu đó.  
  • Đặt những hạn định về thời gian và cách thức làm việc cho những việc cần thực hiện.

Một bản kế hoạch mà bạn từng lập có thể dài 2 – 3 trang giấy, chục dòng excel. Đối những “sâu lười” chính hiệu thì thật khó mà có thể…..ngồi xuống bàn học, dở tập, bậc laptop để lập một bản kế hoạch chi tiết.

Lý do thứ 2: Tính kỷ luật – Cách mà bạn quản lý bản thân

Tính kỷ luật là khả năng kiểm soát một ham muốn nào đó và loại bỏ mọi sự cám dỗ trong bạn. Hãy ngẫm nghĩ xem, mọi kế hoạch của bạn phá sản có phải vì một phút ngẫu nhiên muốn làm những chuyện khiến bản thân bạn cảm thấy thoải mái như lướt facebook , xem youtube, đọc truyện,… và tránh xa những thứ khiến bạn cảm thấy đau đầu nhức óc?

Nếu bạn là một người quá tệ trong việc bắt đầu một công việc hãy tham khảo bài viết này nhé: 7 Bước Để Loại Bỏ Sự Trì Hoãn 

Bạn không phải là kẻ tệ hại trong việc quản lý thời gian. Bạn là kẻ tệ hại trong việc quản lý bản thân mình

Lý do thứ 3: Không thể chọn lựa thứ tự ưu tiên giữa các nhiệm vụ.

Công việc nào đối với bạn là vừa cấp bách lại vừa quan trọng? Công việc nào quan trọng nhưng lại không cấp bách? Khi bạn không xác định được thứ tự ưu tiên giữa các nhiệm vụ và lãng phí thời gian vào những việc chẳng quan trọng mấy: Kế hoạch của bạn! Phá sản! Là chuyện đương nhiên.

Vậy làm sao để thực hiện kế hoạch của bạn mà không cần dùng tới bất cứ một nỗ lực nào?

Tin buồn dành cho bạn là không có câu trả lời cho câu hỏi nói trên. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều đó bằng cách….Hãy sử dụng 8 phương thuốc sau đây kèm một tí nỗ lực để trở thành bậc thầy về quản lý thời gian nhé.

Phương thuốc 1: Bạn không phải là một kẻ thất bại trong việc lập kế hoạch.

Điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là loại bỏ ngay từ “thất bại” trong đầu khi bắt tay vạch và thực hiện kế hoạch của bản thân. Bạn cảm thấy chán chường khi chỉ thực hiện được 40% hay 50% công việc so với toàn bộ kế hoạch bạn đã đề ra trong những ngày đầu.

Bạn cho rằng mình là kẻ tệ hại và không bao giờ thưc hiện tốt được việc làm theo kế hoạch, và bạn từ bỏ. Tuy nhiên, Workingskills.net đảm bảo với bạn, không chỉ riêng bạn mà những người thành công như Steve Job hay Jack ma cũng không thể nào thực hiện 100% những gì mình đề ra trong kế hoạch. Điều tốt nhất mà bạn cần làm đó là:  

  • Nỗ lực làm hết những gì có thể, trong khả năng của bạn và cải thiện nó từng ngày.
  • Thực hiện kế hoạch một cách liên lục.

Phương thuốc 2: Hãy biết cách lựa chọn.

Đừng ghi ra riêng lẻ tất cả những gì mình cần phải làm trong ngày rồi chọn ngẫu nhiên công việc nào bạn cảm thấy đơn giản nhất hay bạn thích nhất, mà hãy suy xét đến độ quan trọng, giá trị của từng nhiệm vụ đem lại cho bạn.

 

Phương thuốc 3: Viết ra những điều bạn đã làm được/ hoàn thành sớm nhất sau khi bạn đã hoàn thành nó.

Điều này tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên bạn không nên khinh thường độ hiệu quả của nó nhé. Việc viết ra giấy những gì bạn đã thành công giúp bộ não bạn cảm thấy thoải mái. Và từ đó não bộ bạn sẽ tạo ra những luồng sóng kích thích giúp bạn có nhiều động lực hơn để tiếp tục thực hiện công việc

5 phương thuốc còn lại là gì? Hãy khám phá phần còn lại của bài viết tại đây nhé: Tại Sao Lập Kế Hoạch Lại Khiến Bạn Trở Thành Một Kẻ Thất Bại – Phần 2

Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn