Trắc nghiệm – Thói Quen Trì Hoãn Của Bạn Tệ Đến Mức Nào?

Bạn là kẻ chuyên trì hoãn, thỉnh thoảng trì hoãn hay con người cực kỳ nguyên tắc?
Thói quen trì hoãn đã “ngấm sâu” trong bạn đến mức nào? Liệu nó đang ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong việc phát triển bản thân của bạn hay không?
Đã đến lúc bạn cần thay đổi ngay lập tức trước khi QUÁ TRỄ????

Làm thử bài trắc nghiệm ngắn sau đây để xác định nhé!

No.1 Bạn có một Deadline quan trọng đang đến gần cùng với rất nhiều công việc cần phải hoàn thành. Bạn sẽ….

A. Tìm mọi thứ để đánh lạc hướng bản thân cho đến phút cuối cùng và sau đó cố gắng hoàn thành Deadline trong điên cuồng.

B. Bắt đầu làm một chút ở phần này, một chút ở phần kia nhưng cuối vẫn phải cố gắng chạy đua với thời gian và hoàn thành vào phút cuối.

C. Đặt ra một lịch trình rõ ràng, làm việc một chút mỗi ngày và luôn hoàn thành Deadline sớm.

No.2 Bạn cảm thấy thế nào về Deadline?

A. Deadline là gì? Nghiêm túc mà nói, tôi chả bao giờ để ý đến Deadline.

B. Deadline thật phiền hà và tôi luôn phải vật lộn để hoàn thành công việc đúng hạn.

C. Tôi rất thích Deadline. Nhờ có Deadline tôi luôn tập trung vào đúng công việc và phân bố thời gian hợp lý.

No.3 Bạn có thường gặp khó khăn khi bắt đầu bắt tay vào việc hoàn thành Deadline, đặc biệt là những Deadline chứa nhiều công việc bạn không ưa thích?

A. Luôn luôn. Tôi thường mất hàng giờ chỉ để lập kế hoạch thực hiện.

B. Thỉnh thoảng. Tôi sẽ bắt tay vào làm một thứ gì đó và sau đó ngừng lại trước khi tôi hoàn thành.

C. Không bao giờ. Tôi luôn bắt đầu sớm và hoàn thành sớm.

No.4 Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi gặp khó khăn và không biết phải giải quyết như thế nào?

A. Tôi sẽ né tránh công việc một cách hoàn toàn.

B. Tôi sẽ trì hoãn nó đến giây phút cuối cùng.

C. Tôi sẽ tìm hiểu trước, sau đó nhờ ai đó giúp đỡ và bắt đầu thực hiện. Tôi muốn giải quyết những công việc khó ngay lập tức.

No.5 Bạn theo dõi tiến độ công việc bằng cách nào?

A. Tôi thích làm việc theo cảm hứng và chẳng thích lập kế hoạch.

B. Tôi ghét cảm giác bị hạn chế bởi lịch trình nên tôi thích để mọi thứ linh hoạt.

C. Tôi lên kế hoạch thực hiện cho từng công việc và đặt deadline cho từng giai đoạn.

No.6 Bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng vì chờ đợi đến phút cuối để hoàn thành một Deadline?

A. Hầu như mỗi ngày. Tôi cảm thấy như tôi chẳng bao giờ làm kịp Deadline.

B. Đôi khi, đặc biệt là nếu tôi đang làm việc với một dự án lớn.

C. Ít khi. Tôi cố gắng hoàn thành mọi thứ đúng tiến độ vì tôi ghét việc phải chạy đua với thời gian vào phút cuối.

No.7 Phương châm sống nào sau đây gần giống bạn nhất?

A. Tại sao phải làm hôm nay khi tôi có thể dời nó đến ngày mai?

B. “Theo kịp” dễ hơn “bắt kịp”.

C. Cách tốt nhất để hoàn thành một công việc chính là bắt đầu thực hiện nó.

No.8 Bạn có thường xuyên nghĩ tới việc cải thiện khả năng quản lý thời gian của mình không?

A. Cực kì thường xuyên. Nhưng có vẻ như phải luyện tập và thay đổi nhiều lắm.

B. Thỉnh thoảng. Có những lúc tôi nghĩ tôi có thể làm tốt hơn so với hiện tại.

C. Ít khi. Tôi tin tôi quản lý thời gian rất tốt.

KẾT QUẢ

Ngóng chờ kết quả đúng không nè?
  • Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là A: Trong trường hợp này, thói quen trì hoãn của bạn khá là nghiêm trọng rồi đấy! Thói quen sẵn sàng “lơ đẹp” mọi thứ có thể có tác động tiêu cực đến nhiều mặt trong cuộc sống của bạn, bao gồm cuộc sống cá nhân, công việc và đời sống xã hội. Bạn nên tìm kiếm một số lời khuyên để cải thiện tình trạng bạn đang gặp phải.
  • Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là B: Bạn hiện chưa gặp vấn đề nghiêm trọng nào vơi sự trì hoãn. Dĩ nhiên bạn có thể thấy mình đang say sưa trong một số điều nhất định, nhưng bạn đã tránh được việc hình thành thói quen trì hoãn. Nếu bạn thấy rằng có những thời điểm nhất định trong ngày hoặc những loại công việc khiến bạn trì hoãn thường xuyên hơn, hãy chủ động khám phá một số mẹo để vượt qua những thách thức đó.
  • Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là C: Bạn chắc chắn không phải là người trì hoãn. Bạn giỏi quản lý thời gian của bạn. Bạn thích giải quyết các dự án và gạch chúng khỏi danh sách việc cần làm của bạn. Hãy tiếp tục duy trì thói quen tốt này và đừng để thói quen trì hoãn chiếm lấy bạn nhé!

Chúng ta đều có lúc trì hoãn. Có thể lúc này, có thể lúc khác. Có một số người thực sự yêu thích việc chạy đua với Deadlines. Tuy nhiên, thói quen trì hoãn sẽ trở nên nguy hiểm khi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng ngại thay đổi nhé! Internship chúc các bạn thành công!

Biên tập: Linh Nguyen – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

Ikigai – Bí Mật Của Người Nhật Giúp Giải Mã Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn

16 Nhóm Tính Cách – BẠN LÀ AI? (MBTI)

11 Dấu Hiệu Của Người Thiếu Hụt Trí Tuệ Cảm Xúc

Một Số Kỹ Năng Giúp Bạn Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc

Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan